Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề kết hợp Đông y và Tây y

PTS. Triệu Quang Tiến, Đặng Kim Oanh

Lúc sinh thời, việc chǎm sóc, bảo vệ vức khoẻ của nhân dân được Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng. Vì thế khi chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc kết hợp Đông y và Tây y. Đông y là tinh hoa của ta nền y học cổ truyền dân tộc nói riêng, của phương Đông nói chung. Tây y là nền y học hiện đại, tiên tiến. Chủ trương kết hợp Đông y và Tây y của Người xuất phát từ tư tưởng cách mạng của Người, một tư tưởng dã kết hợp nhuần nhuyễn tinh hoa vǎn hoá Đông, Tây, Kim, Cổ; xuất phát từ thực tiễn đất nước Việt Nam , một đất nước có nền y học cổ tuyền dân tộc phong phú.ở nước ta, y học cổ truyền đã hình thành rất sớm. Tổ tiên chúng ta đã có kinh nghiệm lấy và sử dụng các loài thảo mộc làm dược liệu, ... để chữa bệnh. Đến những thời kỳ sau, thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến, y học dân tộc đã được xây dựng và phát triển (có lý luận về y học). 

Trân trọng y học cổ tuyền dân tộc, đồng thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chú y Tây y, bởi vì Tây y là thành tựu chung của nền vǎn mình nhân loại. 

Chủ trương kết hợp Đông y và Tây y trân trọng kế thừa và phát triển nền y học cổ tuyền dân tộc là một tư tưởng chỉ đạo cơ bản trong nhiệm vụ xây dựng nền y học Việt Nam hiện đại. Trong Thư gửi ngành y tế (6-1948), sau khi biểu dương tinh thần cố gắng của cán bộ, nhân viên y tế trong phục vu kháng chiến, chǎm sóc sức khoẻ của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh cǎn dặn: " ... anh em y tế nên thi đua nhau tìm ra những thứ thuốc mà ta sẵn nguyên liêu.... thi đua nhau tìm ra cách chứa bệnh chóng khỏi mà tốn ít thuộc...". Lời dặn của Người chính là khuyên ngành y tế chú trọng đến y học dân tộc, bài thuốc dân tộc, dược liệu dân tộc... 

Trong Thư gửi Hội nghị cán bộ y tế (1955) Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nhắc nhở: " Nay chúng ta đã độc lập, tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, Chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Thuốc phải dựa trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc và đại chúng! Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối thuộc thuốc "Đông" và thuốc "Tây ". 

Thực hiện chủ trương của Chủ tịch Hồ Chí Minh kết hợp Đông y và Tây y, ngành y tế nước ta đã được xây dưng, phát triển , hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục vụ cách mạng, chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Riêng lĩnh vực kế thừa, phát triển y học dântộc cổ truyền, chúng ta cũng giành dược nhiều thành tựu đáng kể. Cũng theo chủ trương kết hợp Đông y và Tây y, dưới chế độ mới nhiều thầy thuốc đã giành được những kết quả cao trong phòng bệnh, chứa bệnh, nổi tiếng ở trong nước và thế giới. 

Hiện nay, đất nước đã bước vào thời kỳ mới - đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Con người, vừa là động lực vừa là mục tiêu, là nhân vật trung tâm của sự nghiệp vĩ đại đó. Cùng với những yêu cầu quan trọng khác, sức khoẻ là một yêu cầu không thể thiếu đối với nhân vạt trung tâm của thởi kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Khoẻ để phụng sự Tổ quốc. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng dã xác định rõ nhiệm vụ: Chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ , nâng cao thể chất của nhân dân. Phấn đấu đến nǎm 2000 giảm hẳn tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiềm gây dịch, các bệnh do ký sinh trùng và suy dinh dưỡng. Khắc phục các hậu quả của chiến tranh trên lĩnh vực sức khoẻ. Cải thiện các chỉ tiêu cơ bản về sức khoẻ của người dân, nhất là sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, nâng cao tuổi thọ bình quân và giảm tỷ lệ tử vong...Phát triển y học cổ truyền dân tộc, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. 

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website