Quan niệm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa đức và tài của người cán bộ y tế

Phạm Ngọc Anh

Nhiệm vụ hàng đầu của y tế là chǎm sóc, bồi dưỡng sức khoẻ cho nhân dân. "Sức khoẻ của cán bộ và nhân dân được đảm bảo thì tinh thần càng hǎng hái. Tinh thần và sức khoẻ đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công"1 . Như vậy, theo quan niệm của Hồ Chí Minh, sức khoẻ không chỉ là bệnh tật hoặc sống lâu mà còn là một trạng thái thoải mái nhất của con người về thể chất, tinh thần và xã hội. Khái niệm sức khoẻ còn hàm chứa trong đó cả chất lượng cuộc sống, hiệu quả đóng góp của cuộc sống đối với sự phát triển của xã hội. Với nghĩa đó, sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều kiện cơ bản để con người sống hạnh phúc, là tài sản quý nhất của mỗi quốc gia, nó cũng là mục tiêu và nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, vǎn hoá và bảo vệ Tổ quốc. 

Theo các chuyên gia y tế, sức khoẻ cá nhân hay cộng đồng phụ thuộc vào nǎm yếu tố chính. Đó là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và giáo dục; điều kiện dinh dưỡng, sinh hoạt, học tập, lao động nghỉ ngơi, giải trí và rèn luyện thân thể; ý thức tự bảo vệ sức khoẻ của mỗi người; tác động của y học và y tế. Trong nǎm yếu tố đó, Hồ Chí Minh xếp y tế ở nhóm ưu tiên, là hoạt động không thể thay thế. 

Một mặt khác của hoạt động y tế trong chǎm sóc sức khoẻ nhân dân là tìm cách phòng ngừa đấu tranh chống "giặc ốm" bảo tồn sự sống, kéo dài sự đóng góp xã hội của cá nhân, tuổi thọ cộng đồng. Đây thật sự là một mặt trận theo đúng nghĩa của nó, không kém phần ác liệt và cam go. Với sự can thiệp của y tế, bệnh tật bị đẩy lùi, sự sống được trả lại cho con người. Tính chất nhân bản sâu sắc của y tế thể hiện rõ nhất ở đây. "Kẻ thù" ở đây đủ các loại, hữu hình và vô hình, trực tiếp và gián tiếp, cuộc sống con người nguy hiểm, bị đe doạ từng giây, từng phút và trong cuộc đấu tranh này người cán bộ y tế chỉ có một sự lựa chọn duy nhất: giành thắng lợi. 

Cũng như các hoạt động xã hội khác, mặt trận y tế cũng đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ riêng của mình. Số lượng và chất lượng cán bộ là khâu then chốt trong tổ chức và hoạt động của bộ máy y tế. Hồ Chí Minh xác định "cán bộ là cái gốc của mọi công việc... Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém". Chất lượng của cả đội ngũ cán bộ và của từng cán bộ được Hồ Chí Minh nhìn nhận trên cả hai bình diện: đức và tài. Trong lĩnh vực yêu cầu, đánh giá cán bộ, Hồ Chí Minh có những kiến giải riêng, hết sức độc đáo, đặc sắc. Bác cho rằng hai mặt đức và tài bổ sung cho nhau, không xem nhẹ mặt nào, có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, hoặc có đức mà không có tài thì giống như ông Bụt hiền từ trong chùa, không làm được việc gì. Riêng đức và tài của người cán bộ y tế, ở Hồ Chí Minh có những chỉ dẫn riêng, hết sức cụ thể. 

Bác cǎn dặn và huấn thị đội ngũ y tá: y tá chẳng những là một nghề nghiệp mà lại là một nghĩa vụ. Người y tá chẳng những giúp chữa bệnh mà còn phải phổ biến vệ sinh... những chiến sĩ y tá phải có chí chịu khổ, chịu khó. Phải giàu lòng bác ái . Để làm tròn nhiệm vụ phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh, các bác sĩ, y tá, những người giúp việc cần phải thương yêu, sǎn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. "Lương y phải như từ mẫu". 

Hồ Chí Minh đặc biệt đề cao đạo đức người thầy thuốc, coi đó là cội rễ bền vững hình thành y đức thật sự chân chính. Quan niệm này là sự tiếp tục truyền thống nhân nghĩa của nền y học dân tộc. Người thầy thuốc chữa bệnh tức là cứu người, tái sinh sự sống. Muốn cứu người trước hết phải yêu người, coi trọng tính mạng con người, để rồi có lòng đồng cam, san sẻ nỗi đau của người bệnh, độ lượng và khoan thứ. Tất cả những đức tính cần phải có ở người thầy thuốc đó được kết tinh và thụ động thành tình cảm cao quý của người mẹ, được Hồ Chí Minh diễn đạt thành một châm ngôn giàu ý tưởng và có sức khái quát lớn "lương y kiêm từ mẫu". Thầy thuốc như mẹ hiền - trình độ cao nhất của y đức cách mạng. 

Cũng như Lê Hữu Trác - một danh y lớn của dân tộc Việt Nam thế kỷ XVIII, Hồ Chí Minh quan niệm "trị bệnh cứu người" của người thầy thuốc là "lòng nhân - lòng thương người". Bác coi "nhân" là đức tính đứng vị trí số một trong bảng thang giá trị "nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm", và cũng là điều kiện tiên quyết để vào nghề y. Hồ Chí Minh nhìn nhận "lòng thương người" không trừu tượng mà rất cụ thể, ấy là "lo cái lo của người bệnh", "vui cái vui của người bệnh", chính trực, công minh, vì lẽ phải, không cầu lợi, kể công. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế (27-2-1955) Bác khuyên cán bộ y tế phải "thương yêu người bệnh - Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. 

Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, sǎn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn". 

Tấm lòng của người thầy thuốc với người bệnh phải như tấm lòng của người mẹ với con cái thì mới có nhiệt tình và trách nhiệm. Một người thầy thuốc tận tuỵ, có lương tâm nghề nghiệp phải có tinh thần sẵn sàng phục vụ, luôn tự giám sát mình, tự đặt cho mình những yêu cầu nghiêm ngặt về đạo đức để phấn đấu; lúc gặp hoàn cảnh éo le, khó khǎn, bệnh nhân khó thì phải cố gắng đến cùng, dốc sức mà chữa, không bỏ trốn, thực hiện phương châm "còn nước còn tát". 

Đức là gốc, là quý, là cần thiết của người thầy thuốc, nhưng chữa bệnh cho người, y học lại là một khoa học thật sự. Vì thế có đức thôi vẫn chưa đủ, người thầy thuốc cần phải đủ trình độ, hiểu biết chuyên môn, phải có tài. Đối với cán bộ y tế ở mọi cấp bậc, Hồ Chí Minh yêu cầu rất cao về trình độ chuyên môn. Bác khuyến nghị họ cần luôn luôn học tập, nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ, nhưng phải chú trọng cái gì thiết thực và thích hợp với hoàn cảnh kháng chiến của ta hiện nay. Đặc thù nghề nghiệp, cứu rỗi tính mệnh con người bắt buộc người thầy thuốc phải có tài. Khác với nhiều lĩnh vực, trong y học, khám chữa bệnh cho dân không có quyền được thể nghiệm, sai sót, bởi lẽ đằng sau các chuẩn đoán, nhận định, cách điều trị đúng hay sai là tính mạng một con người, là sự sống hay cái chết. Vì thế, không chú tâm tu nghiệp, không có kiến thức đầy đủ, hiểu biết đầy đủ thì không được hành nghề y, khám bệnh và chữa bệnh cho người. ở đây chữ "tài" đồng nghĩa với khoa học. Hồ Chí Minh đã đẩy các giá trị, phát kiến y học tiếp cận các giá trị sống, các chuẩn mực đạo đức làm người. Với ý nghĩa đó, đối với người thầy thuốc, hiểu biết, học hỏi, tri thức không chỉ thuần tuý là vấn đề học thuật, nghiệp vụ, mà cao hơn thế, đó còn là vấn đề lương tâm, lương tri và đạo đức sống, một mặt quan trọng thuộc phạm trù nhân cách. 

Như vậy, đối với nhân cách người thầy thuốc, bao gồm trong đó hai mặt: bản lĩnh khoa học và lòng thương người (đức nhân). Hai mặt ấy gắn bó, cố kết mật thiết với nhau, không tách rời nhau. Có đi sâu vào nghề, tiếp thu hết những cǎn cứ khoa học của nghề thì việc chữa bệnh cho con người mới có hiệu quả. Có lương tâm nghề nghiệp cao, thì mới có sự thôi thúc nội tâm nâng cao tay nghề; đạo đức làm tiền đề cho tài đức phát triển và ngược lại tài giỏi sẽ làm cho các ý tưởng, mong muốn đạo đức được hiện thực hoá, tình thương người có cơ sở thực tế, thông qua hành động và việc làm cụ thể. Hai động cơ đó cùng tồn tại và gắn kết với nhau trong y học, đối với từng thầy thuốc. Đức và tài được Hồ Chí Minh nhìn nhận trong sự thống nhất biện chứng, trên cơ sở hướng về một mục đích nhân bản cao quý: cứu người, giành lại sự sống cho con người, đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân - chủ nhân thực sự của mọi biến đổi và cải tạo lịch sử vĩ đại. 

Trong quan niệm Hồ Chí Minh, y tế là một mặt trận đặc biệt, cần đến những người cán bộ vừa có tài, vừa có đức, vừa có hiểu biết khoa học vừa khoan dung, độ lượng, có lòng vị tha để chǎm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Quan niệm này trở thành nền tảng lý luận cho sự hình thành và phát triển nền y học Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc truyền thống. Thế nhưng nhìn chung hiện nay ngành y tế vẫn còn là một trong những lĩnh vực nóng bỏng của đời sống xã hội, còn tồn đọng nhiều bất cập, hạn chế, tiêu cực, chưa đủ sức và lực để chǎm sóc sức khoẻ cho nhân dân, nhất là những người nghèo, thuộc diện chính sách ở một chừng mực nhất định, cơ chế thị trường đã tác động mạnh để hoạt động y tế, đang có xu hướng thương mại hoá một ngành nghề được tôn vinh là cao quý nhất của xã hội. 

Tuy nhiên, khắc phục những mâu thuẫn, mất cân đối, sự xuống cấp trong lĩnh vực y tế là cả một quá trình, đòi hỏi sự cố gắng chung của toàn xã hội. Ngành chủ quản đang thực hiện những bước đi đúng hướng, có hiệu quả. Đặc biệt Bộ Y tế đã ý thức về sự cần thiết phải chấn chỉnh và hoàn thiện đạo đức, nhân cách người thầy thuốc, coi đây là bước đột phá làm lành mạnh hoá các mắt khâu khác trong ngành. Trong đó y đức được xem "là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế. Đây là một sự trở lại đúng lúc, kịp thời, càng khẳng định rõ nét và cụ thể vai trò nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng

(ĐCSVN) - Ngày 27/3, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, trong đó đề ra mục tiêu và lộ trình cụ thể trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2028 đối với hạ tầng số, ứng dụng số, dữ liệu số; công tác nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Trung ương Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên môi trường số; tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực.

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương.

Khẩn trương xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW tại địa phương

(ĐCSVN) - Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đề nghị các tỉnh uỷ, thành uỷ khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Từ ngày 20/3 không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3

(ĐCSVN) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 15-HD/UBKTTW về sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW ngày 22/11/2022 về thực hiện một số điều trong Quy định 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/3/2025.

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ...

Liên kết website