Tấm danh thiếp của Bác Hồ

BS. Trịnh Vǎn Khiêm

Vào cuối tháng 12 nǎm 1951, tôi được anh Trần Đǎng Ninh gọi đi công tác. Anh dặn tôi chuẩn bị thuốc men mang theo cho chu đáo. Ngày 25 tháng 12, tôi theo anh đến địa điểm đã hẹn, đến giữa đường anh mới rỉ vào tai tôi: 

- Hôm nay cậu đi sǎn sóc sức khoẻ Bác Hồ! 

Tôi sướng quá, đi rất nhanh, mong rút ngắn thời gian đi đường lại để sớm được gặp Bác. Bác đã chờ chúng tôi. Anh Ninh giới thiệu: 

- Thưa Bác đây là đồng chí Lê Giới lái xe và đây là bác sĩ Trịnh Vǎn Khiêm. 

Bác bảo chúng tôi: 

- Bây giờ các chú đi nghỉ. Mai ta sẽ lên đường. Chúng tôi về nơi nghỉ nhưng nào có ai ngủ được. Chúng tôi muốn chờ Bác về. Mãi khuya lắm, Bác mới làm việc với anh Ninh xong. Chúng tôi còn thức cả nhưng chẳng ai dám lên tiếng, sợ ảnh hưởng đến giấc ngủ của Bác. 

Sớm hôm sau, sau giờ thể dục, Bác hỏi tôi: 

- Chú Khiêm, sức khoẻ của đơn vị hôm nay thế nào? 

- Thưa Bác, mọi người đều khoẻ cả. 

- Có một người ốm, chú kiểm tra xem! 

Tôi làm theo lời Bác. Quả nhiên, đêm qua, có một đồng chí bị ho nhưng vì hồi đó tôi còn trẻ, khoẻ, ngủ say nên không biết. 

Chúng tôi lên đường. Đoàn chúng tôi được trang bị chiếc xe con (Zeep) chiến lợi phẩm gồm có nǎm chỗ ngồi. Đến chặng nghỉ đầu tiên, đồng chí Ngọc Hà, bảo vệ của Bác, nấu cơm và chia làm hai mâm nhưng Bác bảo để ǎn chung một mâm. 

Tuy ít thức ǎn, Bác ǎn được mỗi bữa ba bát. Thấy Bác ǎn được, chúng tôi rất mừng. Nhưng nghĩ thương Bác, thỉnh thoảng đồng chí Ngọc Hà lại kiếm thêm món. Những lúc đó, Bác nhắc nhở: 

- Đồng bào còn nghèo, nước nhà còn kháng chiến, chúng ta cần tiết kiệm. 

Hôm đi qua vùng X, Bác hỏi tôi: 

- Này, chú là bác sĩ, chú có biết chữa bệnh sốt rét như thế nào không ? 

Tôi chưa hiểu ý Bác nên chưa kịp trả lời. Bác giải thích luôn: 

- Trước Cách mạng Tháng Tám, Bác và chú Vũ Anh đã qua đây. Bác bị sốt rét nhưng không có thuốc. Chú Vũ Anh phải gác để cho Bác tự chữa bệnh bằng cách lợi dụng cái nong của đồng bào đặt giữa ruộng kia để nằm phơi nắng. 

Nghe Bác nói, tôi rất cảm động. Là người thầy thuốc, tôi hiểu tính mạng con người là quý nhất, thế mà khi Bác ốm Bác, không có một viên ký ninh để chữa bệnh. Thời kỳ đó đã thuộc về dĩ vãng rồi. Ngày nay, bất cứ người dân nào ở miền Bắc nước ta, dù ở nơi hẻo lánh nhất, cũng không đến nỗi phải phơi nắng để trị sốt nữa, và một túi thuốc của bất kỳ một đồng chí y tá đại đội nào cũng nhiều gấp mấy lần kho thuốc của cách mạng hồi tiền khởi nghĩa. 

Hôm đến một bản hẻo lánh thuộc tỉnh Cao Bằng, Bác vào thǎm đồng bào địa phương. Bác nói chuyện với đồng bào, lúc bằng tiếng kinh, lúc bằng tiếng thổ. Câu chuyện của Bác rất giản dị, dễ hiểu: 

- Cao Bằng ta trước cách mạng đã có nhiều thành tích. Ngày nay, Cao Bằng cần ủng hộ tiền tuyến bằng cách tích cực làm đường; vì có đường sá tốt mới chở được nhiều hàng hoá. Con đường cũng như mạch máu trong người, mạch máu có lưu thông, người mới khoẻ. 

Sau lần nghe Bác nói chuyện đó, tôi được biết là nhân dân Cao Bằng đã nô nức làm theo lời Bác, đã xẻ núi, phá ghềnh làm thành những con đường vắt qua đèo, xuyên qua rừng theo yêu cầu quân sự. 

Vào một đêm trǎng sáng, chúng tôi đến đèo Cô Lêa, phong cảnh ở đây đẹp vô cùng. Chúng tôi say sưa ngắm cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Chợt Bác bảo chúng tôi: 

- Cảnh đẹp phải có thơ. Các chú làm thơ đi! 

Thấy chúng tôi cười, Bác lại bảo: 

- Bây giờ Bác đọc câu đầu, các chú làm tiếp nhé! chúng tôi thưa vâng. Bác đọc ngay: 

- Đêm khuya chênh chếch một vừng trǎng, 

Tôi bí quá, chưa biết nói vần gì có chất thơ hợp với yêu cầu cách mạng thì Bác đã đọc tiếp: 

- Hỏi chị soi chi hỡi chị Hằng ? 

Chúng tôi lại càng thấy gay, ngồi im. Bác lại đọc: 

- Soi người du kích bên đồn giặc, 

Chúng tôi đoán được ý Bác rồi. Trǎng đã soi du kích, thì sẽ soi bộ đội, soi dân công... Chúng tôi mạnh dạn nối ý, nhiều khi chẳng thành vần luật. Bác nghe và sửa chữa cho chúng tôi. Cuối cùng thì Bác cháu đã có bài thơ dài hơn hai chục câu. 

Thời gian tôi đi theo Bác quá ít. Sắp đến giờ chia tay rồi, tôi không muốn rời Bác nhưng kỷ luật không cho phép. Tôi khoác ba lô, đeo túi dết, chuẩn bị lên đường trở về đơn vị. Bác ân cần hỏi: 

- Sao chú đeo nặng thế? 

- Thưa Bác, cháu quen rồi ạ! 

- Không được, chú phải giữ sức khoẻ để phục vụ bộ đội. Bác cho chú cái thiếp này, ngồi xuống đây, Bác đọc cho chú viết. 

Tôi run run đỡ lấy tấm thiếp nhỏ bằng cỡ ảnh 6x9cm trên có in tên Bác và có một dấu son đỏ chói. Tôi ngồi xuống chuẩn bị bút. Bác đọc: 

Cho phép bác sĩ Khiêm, nếu đi xa quá 20 km được mượn một người đi đường và mang balô giùm. 

Các Uỷ ban địa phương và các bộ đội phải giúp bác sĩ Khiêm theo điều này. 

Mệnh lệnh này đến 1-7-1952 thì hết hạn. 

Ngày 1 tháng 1 nǎm 1952. 

Tôi vừa viết, vừa cố nén xúc động. Bác thương tôi như mối tình của cha đối với con. Tôi hiểu tấm danh thiếp này là tấm lòng của vị Chủ tịch đối với trí thức Việt Nam. Bác đã sǎn sóc chúng tôi ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa. Tấm danh thiếp Bác cho, tôi chỉ giữ làm kỷ niệm. Chưa bao giờ tôi dùng nó để được ưu tiên trong công tác vì tôi không muốn mất đi cái tình cảm thiêng liêng của Bác Hồ đối với chúng tôi.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website