Xây dựng đội ngũ thầy thuốc trong thời kỳ mới theo quan điểm Bác Hồ

PGS, PTS. Nguyễn Bá Linh

Dân tộc Việt Nam có truyền thống "tôn sư trọng đạo" rất quý trọng người thầy: thầy giáo và thầy thuốc. Nhân dân đặt địa vị người thầy dạy chữ ngang hàng với cha, người thầy thuốc như mẹ. Thông thường người mẹ đẻ con, nhưng khi con ốm đau "cận tử nhất sinh" thì chỉ có thầy thuốc mới cứu được - thầy thuốc là người mẹ đẻ lần thứ hai cứu con bệnh thoát khỏi tử thần. 

ở nước ta thời trước, thầy dạy chữ cũng thường là thầy thuốc. Các vị thầy đó thường là những người học rộng và hiểu biết nhiều. Khi thực dân Pháp xâm lược và thống trị nước ta, phần lớn các thầy nho học chữa bệnh ốm đau vì sức khoẻ vừa chữa bệnh tinh thần, vừa thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân ta. 

Từ truyền thống dân tộc và thực tế đất nước, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi thầy thuốc và nhắc nhở thầy thuốc về rèn luyện y đức "thầy thuốc phải như mẹ hiền". 

Lương y kiêm từ mẫu là đỉnh cao của y đức Việt Nam. 

Cách mạng Tháng Tám thành công, trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế (tháng 3-1948), Người nhắc nhở: "Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu". Người rất coi trọng việc khôi phục sức lực và trí tuệ cho nhân dân vì Người hiểu rằng bọn thực dân Pháp xâm lược và thống trị nước ta chẳng những đã "làm mai một tình đoàn kết, nghĩa đồng bào" của dân tộc ta mà còn "làm cho giống nòi ta ngày càng suy nhược". 

Vì vậy, với cương vị Chủ tịch nước, Người đã chǎm lo phát triển đất nước về mọi mặt: kinh tế, chính trị, vǎn hoá, xã hội, v.v.. Người cũng không quên việc chǎm lo sức khoẻ của mỗi con người Việt Nam và coi đây là nhân tố quan trọng nhất đối với trách nhiệm kế tục sự nghiệp của các Vua Hùng. Người nói: "Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, dân cường thì nước mạnh". "Sức khoẻ của cán bộ và nhân dân được bảo đảm thì tinh thần càng hǎng hái; tinh thần và sức khoẻ đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công". 

Nhưng, muốn dân khoẻ, dân mạnh" muốn phát triển sức khoẻ của nhân dân thì phải cần thầy thuốc" . Thầy thuốc phải đủ tài đủ đức để đảm nhận nhiệm vụ giữ gìn, bảo vệ và phát triển sức khoẻ cho nhân dân. Người giao nhiệm vụ cho cán bộ y tế phải "giúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một nền y tế phù hợp với nhu cầu của nhân dân ta". Đó là nền y học từ nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân - một nền y học trong đó thầy thuốc là lương y, như mẹ hiền chị tốt của nhân dân, một nền y học khoa học, dân tộc và đại chúng. Xây dựng một nền y học dân tộc theo quan niệm Hồ Chí Minh là một nền y học kết hợp chữa bệnh bằng thuốc bắc và thuốc nam, kết hợp đông y với tây y mới có điều kiện khôi phục sức lực và trí lực của dân tộc để kháng chiến và kiến quốc, dựng nước gắn liền với giữ nước mà "việc gì cũng cần sức khoẻ mới thành công". 

Để thực hiện tốt việc chǎm sóc con người, đòi hỏi phải có thầy thuốc giỏi về y lý, thạo về y nghiệp, cao về y đức và cần phải tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân. 

Trong thư gửi Hội nghị quân y (tháng 3-1948), Người viết: " Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn nâng đỡ tinh thần người ốm yếu". " Người ta có câu "lương y kiêm từ mẫu", nghĩa là một người thầy thuốc phải là một người mẹ hiền. 

Trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc tháng 6-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "sức khoẻ của cán bộ và nhân dân được bảo đảm thì tinh thần càng hǎng hái. Tinh thần và sức khoẻ đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công". Người nhắc nhở "cán bộ y tế (bác sĩ, y tá những người giúp việc) cần phải: " thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt", "cần phải tận tâm tận lực phụng sự nhân dân" . "Lương y phải kiêm từ mẫu". 

Thư gửi Hội nghị cán bộ y tế (2-1955), một lần nữa, Hồ Chủ tịch nhắc nhở: thầy thuốc phải thương yêu người bệnh, "người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào". Vì vậy, cán bộ phải thương yêu, sǎn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. "Lương y phải như từ mẫu", câu nói ấy rất đúng. 

Do đó, đạo đức nghề nghiệp chung của thầy thuốc là nhiệt tình với người bệnh, vì mục đích cứu người nên không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, thân sơ, không được cầu lợi, kể công mà cǎn cứ vào bệnh nặng, nhẹ, nguy, lành mà sắp xếp việc cứu chữa. 

Vì vậy, Hồ Chí Minh không chỉ coi lương y như từ mẫu mà còn vạch rõ phương hướng để đào tạo ra đội ngũ thầy thuốc Việt Nam. Cũng trong thư (6-1953), Người chỉ rõ những vấn đề cơ bản mà cán bộ y tế phải cố gắng thực hiện để trở thành "lương y kiêm từ mẫu". Đó là "về chuyên môn: cần luôn học tập, nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ, nhưng phải chú trọng cái gì thiết thực và thích hợp với hoàn cảnh kháng chiến của ta". "Về chính trị: cần trau dồi tư tưởng và đạo đức của người cán bộ trong chế độ dân chủ: yêu nước, yêu dân, yêu nghề, đoàn kết nội bộ, thi đua học tập, thi đua công tác" ... 

Xây dựng đội ngũ "lương y kiêm từ mẫu" trong thời kỳ đổi mới và công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 

Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con người. Nhưng con người phải có trí lực cao, cường tráng về thể chất mới là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội. Để làm tốt nhiệm vụ phát huy nguồn lực con người, đòi hỏi đội ngũ cán bộ y tế đội ngũ thầy thuốc trước hết phải nhận thức ý nghĩa lý luận và thực tiễn của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 

Đại hội Đảng lần thứ VIII đã trao nhiệm vụ cho ngành y tế "chǎm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể"... Song, "các ngành y tế, thể dục thể thao... phải làm tốt nhiệm vụ chǎm sóc sức khoẻ nhân dân. Trong đó phải rất quan tâm xây dựng và củng cố hệ thống y tế cơ sở, làm tốt công tác dự phòng, phòng chống các bệnh dịch, chǎm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, phát động rộng rãi phong trào thể dục thể thao quần chúng". Về mặt các chính sách, Đại hội nêu rõ: "Phải đổi mới cơ chế và thái độ phục vụ, động viên thoả đáng và sử dụng có hiệu quả những nguồn tài chính dành cho hoạt động y tế. Bảo đảm cho những người nghèo, những người trong diện chính sách được chǎm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh được giảm hoặc miễn phí". 

Những chủ trương chính sách về nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài và trách nhiệm ngành y tế mà Đại hội Đảng lần thứ VIII vạch ra là sự nhận thức quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng một nền y tế Việt Nam - nền y tế nhân dân với những lương y như từ mẫu. Theo Bác, cán bộ y tế phải giúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta mà nhu cầu ở thời kỳ này là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh. 

Trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường, khó tránh khỏi sự tác động của đồng tiền gây nên mối quan hệ không bình thường như trước đây giữa thầy thuốc với con bệnh mà báo chí đã nêu. 

Kịp thời rút kinh nghiệm, một mặt Bộ Y tế đã đề cao y đức, đề ra những nguyên tắc hoạt động của người thầy thuốc. Đó là một việc làm kịp thời. Song theo tôi, mặt khác, Đảng và Nhà nước phải có kế hoạch chǎm lo cho người thầy thuốc - mẹ hiền, có chính sách ưu đãi, khen thưởng đối với những thầy thuốc xuất sắc trong hành nghề để giảm bớt khó khǎn cho người thầy thuốc. 

Trong thư gửi Hội nghị quân y (3-1948), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Chúng ta vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Vì vậy, nhân tài chuyên môn nhất là nhân tài về môn y tế, chỉ sẽ thiếu chứ chưa có thừa. Vì vậy, các ngành chuyên môn, nhất là ngành thuốc sẽ được đặc biệt trọng đãi, lẽ tất nhiên ngành thuốc phải cố gắng làm thoả mãn nhu cầu của đồng bào". "Tôi thay mặt Chính phủ mà hứa rằng: người nào hoặc bộ phận nào tìm được, chế tạo được một thứ thuốc mới có hiệu quả hoặc nghĩ ra cách gì mới làm cho việc y tế tiến bộ mau chóng hơn thì sẽ được trọng thưởng". 

Lời chỉ bảo nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên ý nghĩa đối với chúng ta trong việc xây dựng ngành y tế Việt Nam và xây dựng đội ngũ "thầy thuốc phải như mẹ hiền" trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website