Về những phẩm chất của người cán bộ y tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh

PTS. Trịnh Mưu - Nguyễn Bình

Là lãnh tụ của Đảng và dân tộc, Hồ Chí Minh hơn ai hết nhận rõ tầm quan trọng của việc nâng cao sức khoẻ cho nhân dân để dựng nước và giữ nước. Người từng nói: "Dân cường thì nước mạnh". Một trong những yếu tố làm cho dân cường là tổ chức chǎm sóc tốt sức khoẻ cho mỗi cá nhân và cả cộng đồng từ khi mới sinh ra. Người coi đó là nhiệm vụ vinh quang, rất vẻ vang mà thiên chức của nó được trao vào tay người cán bộ y tế. 

Trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến ngành y và y đức của người thầy thuốc. Người đã nhiều lần gửi thư, trực tiếp gặp, thǎm các cơ sở y tế bày tỏ quan điểm của Đảng và Chính phủ ta về phẩm chất người thầy thuốc. 

Người cán bộ y tế là người chiến sĩ. 

Xét trên góc độ y học, mỗi cán bộ y tế là một chiến sĩ trên mặt trận bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Y tá là những chiến sĩ đánh gặc ốm để bảo vệ sự khang kiện của giống nòi". Cuộc chiến đấu của con người chống lại bệnh tật luôn diễn ra gay go ác liệt. Những thành tựu y học đã chǎm sóc bảo vệ con người tốt hơn, nhưng có những lúc con người phải lùi bước trước bệnh tật. Trên trận tuyến này, người cán bộ y tế là người đi đầu, có nhiệm vụ nghiên cứu tìm ra phương cách phòng bệnh, chữa bệnh và chiến thắng bệnh tật. 

Trong lịch sử nước ta, một nước chậm phát triển và chiến tranh kéo dài, vai trò người chiến sĩ của người cán bộ y tế thể hiện rõ hơn trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa quân y và dân y. ở vào thời kỳ kháng chiến, người làm công tác quân y thường là ở tuyến sau, chạy chữa thương bệnh binh. Đảm bảo sức chiến đấu, giữ lại sinh mạng đồng đội là một nhiệm vụ không kém phần khó khǎn. Mỗi sự cố gắng nỗ lực của họ đều có vai trò quan trọng tới sinh mạng của đồng chí đồng đội. Công tác quân y làm tốt có ảnh hưởng rất quan trọng đến tinh thần chiến đấu của người lính. Trong thư khen các y bác sĩ, hộ lý ngày 8-1-1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Các thầy thuốc và khán hộ đều hết lòng sǎn sóc thương binh một cách rất chu đáo. Thế là các bạn cũng trực tiếp tham gia kháng chiến cứu quốc . Trong thực tế, không ít trường hợp người cán bộ y tế phải trực tiếp cầm súng chiến đấu bảo vệ thương bệnh binh và bảo vệ chính mình. 

Trên một khía cạnh khác, người cán bộ y tế phải chiến đấu vì các giá trị khoa học mà họ đang tiến hành. Đó là việc phổ biến các kiến thức y học, chống lại các tập quán mê tín dị đoan, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Người cán bộ y tế phải vượt trǎm ngàn gian khổ hy sinh, "chịu khổ, chịu khó" thực sự làm công tác dân vận của Đảng, giành giật người bệnh từ tay tầng lớp thầy mo thầy cúng. ở đây, người cán bộ y tế thực sự là người chiến sĩ trên mặt trận vǎn hoá tư tưởng, đấu tranh chống những tư tưởng lạc hậu, đem ánh sáng khoa học tới với đồng bào. Chiến đấu chống bệnh tật đã khó, chiến đấu chống những tư tưởng lạc hậu đã ǎn sâu vào tập quán bao đời của đồng bào còn khó hơn nhiều. Nó đòi hỏi người cán bộ y tế phải hết sức cố gắng về chuyên môn chữa trị bệnh có hiệu quả tốt, kiên trì làm công tác chính trị mới có tính thuyết phục. Như vậy vai trò người cán bộ y tế là người chiến sĩ là quan điểm rất đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có cơ sở khoa học và thực tiễn. 

Người cán bộ y tế phải như người mẹ hiền . 

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng đạo đức. Theo Người đạo đức là gốc. Đạo đức của người làm công tác y tế theo Chủ tịch Hồ Chí Minh phải là người biết "thương yêu người bệnh" "sǎn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn", "phải giàu lòng bác ái hy sinh", "thầy thuốc phải như mẹ hiền". Không phải ngẫu nhiên, Người lại dùng hình ảnh so sánh thầy thuốc như mẹ hiền bởi tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng. Mặt khác cha ông ta có câu: "có bệnh vái tứ phương". Những lúc đau yếu, bệnh tật người bệnh không còn trông cậy vào đâu, họ thực sự phó thác tính mệnh của mình cho người thầy thuốc. Đưa tình cảm này vào sự chǎm sóc, chữa trị bệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn người thầy thuốc có cái tâm, làm phúc, để đức cho đời. Chǎm sóc cứu chữa kịp thời, không ít trường hợp người cán bộ y tế đã "sinh ra" người bệnh lần thứ hai, để lại niềm tin yêu kính phục trong nhân dân. Tinh thần phục vụ người bệnh là rất quan trọng, đặc biệt trong điều kiện vật chất của các cơ sở y tế nước ta còn hạn chế. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh cǎn dặn thầy thuốc và nhân viên phục vụ cần coi trọng cả hai mặt vật chất và tinh thần . Có thuốc hay thức ǎn ngon, còn cần phải có thái độ phục vụ tốt, coi người bệnh như ruột thịt. Người viết trong thư gửi Hội nghị quân y (3-1948): "Người làm thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu". Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chú ý đến mối quan hệ giữa thể xác và tinh thần người bệnh, lấy sự an ủi động viên tinh thần làm giảm đi nỗi đau về thể xác, hướng cho người bệnh có suy nghĩ và hành động đúng. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán những hành vi phân biệt đối xử với người bệnh, tính tự kiêu tự phụ, xem mình là người ban ơn cho kẻ khác của người làm công tác y tế. 

Người cán bộ y tế không chỉ giỏi về chuyên môn mà phải vững vàng về chính trị. 

Để chǎm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng tốt hơn, người thầy thuốc phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyến khích người thầy thuốc tích cực học tập và vận dụng kiến thức học tập vào công tác thực tế ở các cơ sở y tế để nâng cao tay nghề. Trên cơ sở khám và chữa bệnh cho cộng đồng, chú trọng tổng kết, chú trọng nghiên cứu khoa học để tổng kết các phương pháp chữa bệnh, các phương thuốc thích hợp với từng loại bệnh để rút ngắn thời gian điều trị trả lại sức khoẻ cho người bệnh. Người đặc biệt lưu ý các thầy thuốc Việt Nam nghiên cứu kết hợp chữa bệnh Đông y và Tây y, tìm ra các phương thức chữa bệnh cũng như ứng dụng những thành tựu y học của nhân loại. Bác cũng nhắc nhở "học" phải đi đôi với "hành" mới có thể thành thạo công việc, mới có thể đưa kiến thức y học vào thực tiễn. Trong điều kiện cụ thể của nước ta, Người nhắc nhở luôn học tập để tiến bộ nhưng phải chú trọng cái gì thích hợp với hoàn cảnh tức là gắn lý luận với thực tiễn, hiệu quả là thước đo sự tiến bộ trình độ chuyên môn. 

Y tế dự phòng là công tác hết sức quan trọng vì thế Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở người cán bộ y tế phải đặc biệt chú ý đến phòng bệnh. Vừa chữa bệnh, người cán bộ y tế vừa có trách nhiệm tuyên truyền công tác giữ gìn vệ sinh, phòng tránh bệnh tật cho nhân dân trong đời sống thường ngày. Có như vậy, những kiến thức về vệ sinh phòng bệnh thông qua người cán bộ y tế mới tới được với cộng đồng. 

Giỏi về chuyên môn chưa đủ, người cán bộ y tế còn cần sự vững vàng về tư tưởng chính trị. Hoạt động y tế của người thầy thuốc phải theo đúng đường lối chính sách y tế của Đảng và Chính phủ. Họ phải xác định công tác y tế là phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Bằng hoạt động của mình, họ tuyên truyền cho đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Người cán bộ y tế phải có tinh thần vượt mọi khó khǎn gian khổ, cố gắng hết sức mình vì sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân... 

Người cán bộ y tế phải có lối sống thực thà đoàn kết. 

Trong chữa bệnh, người thầy thuốc không được gây phiền hà cho người bệnh, không được lợi dụng vị trí của mình để kiếm lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng tổng kết: đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công. Trong y tế cũng vậy, Người cǎn dặn: "Đoàn kết thì vượt mọi khó khǎn, giành được nhiều thành tích. Đoàn kết giữa các cán bộ cũ và cán bộ mới, đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế từ các bộ trưởng, thứ trưởng, bác sĩ, dược sĩ cho đến các anh chị em giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân". Người đã coi tinh thần tập thể của người cán bộ y tế là một yếu tố dẫn tới thành công. Rõ ràng là công việc chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân không đơn giản. Nó đòi hỏi sự hỗ trợ cùng hoàn thành trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế, cho dù ở cương vị nào. Chỉ có như vậy công tác y tế mới đạt hiệu quả cao nhất. Không chỉ đoàn kết nội bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhắc nhở người cán bộ y tế phải đoàn kết với nhân dân nói chung. Có như vậy, người cán bộ y tế mới có thể vượt mọi khó khǎn gian khổ, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đến với cộng đồng, chǎm sóc và bảo vệ tốt sức khoẻ nhân dân. 

Những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về người cán bộ y tế và y đức có cơ sở lý luận và được thực tiễn chứng minh là đúng đắn. Vì vậy trong công tác y tế hiện nay, việc tìm hiểu, hiểu đúng và thực hiện tốt những lời dạy bảo ân cần của Người là trách nhiệm của mỗi người cán bộ y tế...

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website