Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác y tế và người thầy thuốc

GS. Phan Ngọc Liên

Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng một "thiên đường" trên đất nước ta, Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh xem công tác y tế là một mục tiêu quan trọng. Trong bản " Chương trình Việt Minh ", mà Người góp phần chủ yếu để xây dựng (1941), ở phần E. Xã hội có ghi rõ: "Lập thêm nhà thương, nhà đỡ đẻ, nhà dưỡng lão". 

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh, nhân dân ta, trong đó có những người thầy thuốc tiêu biểu là bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - đã tham gia đấu tranh giành độc lập trong Cách mạng Tháng Tám nǎm 1945. Dân tộc được giải phóng, những người làm công tác y tế cũng được giải phóng, đem hết sức mình để phục vụ nhân dân, đặc biệt làm công tác cứu thương trên các chiến trường. Nhiều tấm gương sáng của các nữ chiến sĩ cứu thương, nhiều y tá, y sĩ, bác sĩ trên các mặt trận Nam Bộ, Nam Trung Bộ, trong 60 ngày đêm chiến đấu ở Hà Nội (tháng 12-1946 - 2-1947) trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tiêu biểu là các chiến sĩ thi đua, anh hùng lao đông, anh hùng lực lượng vũ trang, đã xác nhận tinh thần yêu nước, cách mạng, đạo đức, tài trí của người thầy thuốc Việt Nam. 

Nhân ngày lễ khai giảng khoá học đầu tiên của Trường Quân y, ngày 21-11-1946 - một tháng trước khi cuộc kháng chiến toàn quốc nổ ra - Chủ tịch Hồ Chí Minh có lời khuyên: "Phải chǎm lo học hành và gắng thực hiện nǎm điều: hǎng hái, hy sinh, bác ái, đoàn kết, kỷ luật ". Có thể nói đây là "nǎm điều Bác khuyên" mà cán bộ ngành y tế nói chung đã ghi nhớ và thực hiện trên các mặt chiến đấu, phẩm chất, nghề nghiệp. Chúng tôi nghĩ rằng, nǎm điều khuyên trên xuất phát từ tư tưởng độc lập, nhân vǎn của Người và còn nguyên giá trị đối với ngành y tế ngày nay. 

Điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn cǎn dặn các thầy thuốc dù ở cấp bậc, trình độ, hoàn cảnh, điều kiện nào cũng không quên là phải nhớ đến tư cách của một chiến sĩ cách mạng . Điều này rất quan trọng, vì nó xác định nhiệm vụ trước hết và chủ yếu của mỗi người; đấu tranh cho độc lập dân tộc, hạnh phúc của nhân dân trong nghiệp vụ của mình - của một thầy thuốc. Người thầy thuốc bao giờ cũng gắn với một dân tộc, một giai cấp, một thời đại và phấn đấu cho một lý tưởng nhất định. Vì vây, trong " Thư khen ngợi các chiến sĩ bị thương và sự tận tâm của các y sĩ, khán hộ, cứu thương" ngày 8-1-1947, Bác đã khen "các thầy thuốc và khán hộ đều hết lòng sǎn sóc thương binh một cách rất chu đáo" và khẳng định rằng: "Thế là các bạn cũng trực tiếp tham gia kháng chiến cứu quốc". Điều khẳng định này đưa ra vào lúc cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ chưa đến 20 ngày (19-12-1946 - 8-1-1947), một cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ; ai ai cũng tham gia chiến đấu, đấu tranh trên mọi lĩnh vực.... Cũng như quân đội, cán bộ ở tất cả các ngành, người thầy thuốc ở hậu phương, tiền tuyến đều là chiến sĩ , trên mặt trận y tế": và cũng phải "tranh cho được thắng lợi trên mặt trận y tế cũng như trên các mặt trận khác". 

Xác định tư cách một chiến sĩ, người thầy thuốc ở bất cứ cương vị hoàn cảnh công tác nào đều nhận thức được lý tưởng, nhiệm vụ cụ thể của mình mà phấn đấu. Không thể có một thầy thuốc chỉ "hoạt động chuyên môn thuần tuý", "phi chính trị", dù trong cứu chữa bệnh nhân không hề phân biệt sang, hèn, xu hướng chính trị khác biệt, đối lập. Cho nên nâng cao giác ngộ tư tưởng, chính trị là yêu cầu không thể thiếu đối với người thầy thuốc. Trong "Thư gửi nam nữ học viên Trường Y tá Liên khu I " (tháng 2-1949), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: Y tá chẳng những là một nghề nghiệp, mà còn là một nghĩa vụ. Người y tá chẳng những giúp chữa bệnh mà còn phải phổ biến vệ sinh. Việc giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ của dân tộc, người y tá phải gánh một phần quan trọng. Vì vậy, y tá là những chiến sĩ đánh giặc ốm, để bảo vệ sự khang kiện của giống nòi. Những chiến sĩ y tá phải có chí chịu khổ, chịu khó. Phải giàu lòng bác ái hy sinh. 

Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đối với dân tộc, cách mạng trên cương vị công tác của mình, người thầy thuốc Việt Nam đã quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về "giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (giai cấp) và giải phóng con người". Con người bao giờ cũng là trung tâm của tư duy, mục tiêu của mọi hoạt động yêu nước và cách mạng của Hồ Chí Minh và đó cũng là lời khuyên bảo, nhắc nhở của Người đối với mọi người, trong đó có các thầy thuốc.

Trong lĩnh vực y tế, Bác Hồ đã tiếp thu tư tưởng "lương y phải như từ mẫu" của các thầy thuốc cổ đại phương Đông và dân tộc, thể hiện ở tình cảm "thương người như thể thương thân" và biến nó thành tinh thần, ý thức trách nhiệm của mọi thầy thuốc nước ta. Theo Người, mọi thầy thuốc đều phải trở thành "lương y", chứ không phải là công việc của một vài người nổi tiếng. Để thực hiện trách nhiệm "như từ mẫu" của người thầy thuốc cũng cần phải có tổ chức. 

Tư tưởng trên được trình bày đầy đủ trong " Thư gửi Hội nghị quân y " (tháng 3-1948): 

- "Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu... Người ta có câu: "lương y kiêm từ mẫu", nghĩa là một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền... 

- ... Ngành thuốc phải cố gắng làm thoả mãn nhu cầu của đồng bào. 

... Phải có những cơ quan quân y lưu động. Cơ quan ấy thì khó học hơn...Cố nhiên những nhân viên trong cơ quan lưu động phải được đặc biệt sǎn sóc về mọi phương diện. 

...Anh em quân y, từ cấp trên đến cấp dưới, cần phải lấy việc đó (tức "sự kiểm soát thuốc men" - chúng tôi chú, PNL) làm trách nhiệm danh dự của mình. 

... Hǎng hái tham gia cuộc thi đua...tìm được, chế tạo được một thứ thuốc mới có hiệu quả hoặc nghĩ ra cách gì mới làm cho việc y tế tiến bộ mau chóng hơn...". 

Những điều Bác Hồ cǎn dặn trên xuất phát từ lòng nhân ái, thể hiện ở những mặt tổ chức, nghĩa vụ, tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo, lương tâm của mỗi người, chứ không phải là những lời khuyên bảo chung chung mang tính triết lý về đạo đức. ở đây thể hiện quan điểm phương pháp luận của Hồ Chí Minh, cũng là phương pháp, phong cách của nhà cách mạng Hồ Chí Minh là "lý luận gắn liền với thực tiễn", "nhận thức, tình cảm đi đôi với hành động. 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác y tế và người thầy thuốc được thể hiện tập trung, có hệ thống trong "Thư gửi Hội nghị cán bộ y te " (tháng 2-1955). Trong thư, Người nêu ra một số ý kiến để "Hội nghị" hǎng hái trao đổi kinh nghiệm, bàn định kế hoạch cho thiết thực và làm việc cho tiến bộ... 

- Trước hết là phải thật thà đoàn kết.. . Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân. 

- Thương yêu người bệnh ... sǎn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. 

"Lương y phải như từ mẫu", câu nói ấy rất đúng. 

- Xây dựng một nền y học của ta. Trong những nǎm nước ta bị nô lệ, thì y học cũng như các ngành khác đều bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập, tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Y học cũng phải dựa nguyên tắc: khoa học, dân tộc và đại chúng... nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc "đông" và thuốc "tây"... 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác y tế và người thầy thuốc được trình bày qua các tài liệu vǎn kiện nêu trên, cũng như những hoạt động của Người trong việc quan tâm chǎm sóc ngành (đi thǎm các bệnh viện, nhà an dưỡng, công sở, các thầy thuốc...) nổi lên ba điểm lớn: lòng nhân ái, sự giác ngộ lý tưởng và sự phát triển của ngành y . Những vấn đề này còn nguyên giá trị trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta mở rộng cơ chế thị trường, song không để có các mặt tiêu cực của nó ảnh hưởng xấu đến cán bộ và ngành, khi chúng ta phấn đấu xây dựng nền y học hiện đại, tiến bộ, tránh nguy cơ tụt hậu với trình độ thế giới, khi chúng ta hoà nhập vào thế giới và khu vực mà vẫn bảo vệ, phát huy y học dân tộc cổ truyền... Tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở tư tưởng và kim chỉ nam hành động cho ngành y tế.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website