Một hướng tiếp cận nghiên cứu tư tưởng nhân vǎn Hồ Chí Minh về y đức

PGS, PTS. Nguyễn Quốc Dũng

Tư tưởng nhân vǎn Hồ Chí Minh vô cùng rộng lớn, sâu sắc, mang đậm chất vǎn hiến của dân tộc Việt Nam. Có nhiều hướng tiếp cận nghiên cứu tư tưởng nhân vǎn Hồ Chí Minh. Về y đức, nguồn tư liệu, hướng tiếp cận nghiên cứu quan trọng nhất là những di sản Hồ Chí Minh viết về ngành y tế. Cho đến nay, qua hai lần xuất bản, bộ Hồ Chí Minh toàn tập đã công bố 25 bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong khoảng thời gian từ nǎm 1947 đến nǎm 1967 gửi ngành y tế và ngành thương binh xã hộ1 . Việc tiếp cận được càng nhiều giá trị khách quan của những di cảo này đã trở thành một nội dung khoa học cần nghiên cứu sâu sắc và có hệ thống. Đây cũng là hướng tiếp cận chủ yếu, quan trọng nhất giúp chúng ta nghiên cứu tư tưởng nhân vǎn Hồ Chí Minh về y đức. 

Bên cạnh đó, còn có những hướng tiếp cận nghiên cứu khác, góp phần làm sáng tỏ và sâu sắc thêm tư tưởng nhân vǎn Hồ Chí Minh. Gần đây, chúng tôi đã đọc được ở Cục Lưu trữ Nhà nước hàng trǎm bức thư của các sĩ quan, binh lính quân đội Pháp, trong đó có nhiều người bị thương, bị ta bắt làm tù binh, được các bác sĩ ta tận tình cứu chữa, đối xử nhân đạo... viết gửi lên Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam; gửi các tổ chức hoà bình quốc tế; gửi gia đình, bạn bè... Đáng lưu ý nhất là những thư gửi lên Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Mặc dù xuất xứ rất khác nhau, các bức thư gửi lên Chủ tịch đều có những điểm chung. 

Trước hết, những người viết thư đều thấy "cần phải xác nhận một cách công minh và đúng sự thật là đã được chính quyền Việt Nam, cả dân sự và quân sự đối xử một cách tận tình, chu đáo..., được đối đãi như người khách chứ không như tù nhân"1 . Từ đáy lòng mình, họ nói lên lòng biết ơn sâu sắc đối với Chủ tịch và nhân dân Việt Nam , dù đang gặp "rất nhiều khó khǎn do cuộc chiến tranh bất công và đầy tội ác" của thực dân Pháp gây ra, đã "chǎm sóc (họ) chu đáo trong suốt nhiều tháng, cả về ǎn mặc cũng như thuốc men"1 , "ngay trên chiến trường đã cho (họ) ǎn và thu nhặt, cứu chữa những thương binh", "cho những thương binh này thức ǎn ngon, chỗ nằm tốt"2 . ở các trạm y tế, họ đã nhận được "những chǎm sóc rất tốt bởi các bác sĩ Việt Nam". Chính "nhờ sự ân cần của các bác sĩ và y tá Việt Nam , các bạn thương binh đau ốm (của họ) đã được chǎm sóc rất tốt, một số người được cứu sống"3 . 

Thứ hai , bằng những việc làm thực tế của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân và quân đội Việt Nam giúp cho họ "sáng tỏ sự thật", "làm cho (họ) từ những người lính đánh thuê lâu nǎm, mù quáng trở thành những con người hiểu biết và có khả nǎng đấu tranh cho hoà bình trên toàn thế giới"4 . Thư của đại diện 274 tù binh ở trại 15 viết: "Bác Hồ và nhân dân của Người, cán bộ và chiến sĩ Việt Nam đã sớm làm cho (họ) hiểu rằng, nhân dân Việt Nam không chiến đấu chống lại những người trai trẻ bị áp bức, cũng không chống lại nhân dân Pháp mà chống lại bọn thực dân Pháp"5 . Nhờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, (họ) đã hiểu rõ "ý nghĩa của một cuộc sống dân chủ, biết được con đường để sau này noi theo"1 . Những người viết thư đều nói lên lòng mong muốn "sau khi đã phục vụ cuộc chiến tranh phi nghĩa này, sẽ phục vụ cho hoà bình để sửa chữa một chút những lỗi lầm do sự ngu dốt"2 , sẽ tiếp tục "chiến đấu anh dũng trong các tổ chức dân chủ để cho hoà bình được lập lại ở Việt Nam bằng sự rút quân của quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông"3 , sẽ tích cực "tuyên truyền về sự thật chiến tranh ở Việt Nam", "ngǎn cản các bạn trẻ không đến Đông Dương"4 , ít nhất là khi trở về quê hương, sẽ tiếp tục "sǎn sóc những người bệnh hoặc bị thương"5 như các bác sĩ, y tá Việt Nam đã tận tình chǎm sóc họ.... 

Thứ ba, qua những bức thư, bức điện, những lời cổ vũ và niềm tin vào tương lai của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà họ nhận được, các tù binh chiến tranh đã "hiểu và yêu quý Hồ Chí Minh như một người cha tốt và rộng lượng"6 . Họ nhận thức một cách sâu sắc rằng sự rộng lượng và sự sáng suốt về chính trị của Hồ Chí Minh đã thấm nhuần vào nhân dân Việt Nam một chính sách khoan hồng có tính xây dựng. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân Việt Nam không bao giờ giữ hận thù với các tù binh, dù họ đã gây nhiều tội ác. ở trại tù binh, những người bị bắt, bị thương được bác sĩ, y tá chǎm sóc sức khoẻ, chữa trị vết thương, được đón Tết cổ truyền Việt Nam cùng bộ đội và nhân dân địa phương; những người theo đạo Hồi được tổ chức lễ hội Ramadam; những thương binh nặng, sau khi được các bác sĩ ta cấp cứu được trao trả cho Hội Chữ thập đỏ Pháp.... Đối với họ, đó là "những đặc ân của Chủ tịch Hồ Chí Minh"1 , là nhờ "sự giáo dục và chính sách khoan hồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh"2 . Từ những người cầm súng chống lại nhân dân Việt Nam, nhờ sự khoan dung, rộng lượng của Hồ Chí Minh, họ đã đứng về phía nhân dân Việt Nam, họ giác ngộ, nhận rõ lỗi lầm, hiểu rõ thế nào là dân chủ và nguyện tiếp tục đấu tranh cho hoà bình ở Việt Nam. Thật hiếm có cuộc chiến tranh nào, lãnh tụ của nước đối phương được binh lính phía bên kia gọi lên tự đáy lòng là "cha già", là "Bác Hồ"... như chính những người dân và những người lính của dân tộc mà họ chống lại vẫn thường gọi một cách kính cẩn và trìu mến. 

Từ một hướng tiếp cận, từ những nguồn tư liệu trên, giúp chúng ta hiểu sâu sắc thêm một nét đặc sắc trong tư tưởng nhân vǎn Hồ Chí Minh. Đó là sự khoan dung, lòng vị tha, nói rộng hơn là tính nhân vǎn, nhân đạo, chứa chan tình nhân loại của dân tộc Việt Nam, của Hồ Chí Minh với những con người, không phân biệt quốc tịch, màu da, dù họ đã có lỗi lầm, đã gây tội ác khi còn cầm súng trong hàng ngũ đối phương, nhưng khi đã bị bắt, bị thương đều được chǎm sóc tử tế, được chữa trị vết thương, được hưởng sự dân chủ mà trước đó họ chưa từng được biết. Sự khoan dung, lòng vị tha của dân tộc Việt Nam, của Hồ Chí Minh xuất phát từ bản tính nhân ái của con người Việt Nam, từ nét tinh hoa "lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo" trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó được thực hiện thông qua những cử chỉ, thái độ ân cần, sự chǎm sóc chu đáo đối với những người tù binh bị thương trong chiến tranh của các bác sĩ, y tá Việt Nam do Hồ Chí Minh giáo dục. 

Y đức của người thầy thuốc với người bệnh, với cộng đồng theo tư tưởng nhân vǎn Hồ Chí Minh là tấm lòng của người mẹ hiền, vừa thương yêu, chǎm chút, vừa nâng đỡ, bao dung. Y đức trong tư tưởng nhân vǎn Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam với tình thương yêu giai cấp "bốn phương vô sản đều là anh em" trong thời đại mới. Nó có sức cảm hoá mạnh mẽ ngay cả với những người cầm súng trong hàng ngũ đối phương. Một số bức thư của các sĩ quan, binh lính trong quân đội Pháp bị ta bắt trong chiến tranh gửi lên Chủ tịch Hồ Chí Minh phần nào đã thể hiện tư tưởng nhân vǎn cao cả đó; đồng thời cũng nói lên y đức của những người thầy thuốc Việt Nam thấm nhuần tư tưởng nhân vǎn Hồ Chí Minh.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website