Y đức trong xã hội đổi mới

GS, TS. Bùi Đại

Trong xã hội ta đang đổi mới, trước những yếu tố mới, y đức càng cần được quan tâm củng cố mới đảm bảo giữ đầy đủ tính chất của một nền y tế xã hội chủ nghĩa. 

Y đức từ xưa tới nay được hiểu như thế nào? 

Nội dung của y đức đã được chỉ giáo cho cán bộ y tế bởi những bậc tiền bối như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, Hippocrate, v.v., cho tới gần đây, Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc tới những câu bất hủ: "Thầy thuốc giỏi đồng thời phải như mẹ hiền", Hồ Chí Minh đã nâng nội dung y đức lên một bước : "Muốn hồng phải chuyên sâu", tức y đức đòi hỏi quan điểm thương bệnh nhân và trình độ cao về nghiệp vụ. 

Nội dung y đức bao gồm nhiệm vụ thái độ của người thầy thuốc với đối tượng bệnh nhân, với đồng nghiệp, và với cả nghề nghiệp: 

Với đối tượng phục vụ: Người thầy thuốc phải tận tình đem cả tâm và chí hiến dâng cho người bệnh, lấy tâm làm gốc không phân biệt đối xử - không phân biệt giàu nghèo - không phân biệt quyền thế - không phân biệt thân sơ, chỉ biết nhìn thẳng vào người bệnh để trả lại cho họ sự lành mạnh để lao động và công tác với gia đình, bạn bè, và nếu không cứu được thì cũng giảm bớt đau đớn cho họ một cách tối đa. 

Với đồng nghiệp: Y đức dạy rằng người thầy thuốc phải đoàn kết hợp tác chân thành xung quanh người bệnh, không kèn cựa, tranh công đổ lỗi, không giấu giếm, tư hữu những hiểu biết, sẵn sàng trao đổi và học tập lẫn nhau, không giấu dốt, tất cả vì lợi ích của người bệnh và sự tiến bộ của nghề nghiệp. 

Với thế hệ kế tiếp, người thầy thuốc chân chính phải sẵn sàng truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, không "giữ tử", đồng thời trân trọng những sáng tạo của thế hệ trẻ. 

Với thế hệ đi trước mình, người thầy thuốc chân chính phải thành tâm học hỏi, kế thừa "có chọn lọc" - vì người bệnh mà chọn lọc. 

Với nghề nghiệp: Y đức không chỉ là lòng thương yêu người bệnh, tinh thần trách nhiệm tận tuỵ với người bệnh. Y đức còn là tinh thần hǎng say với nghề nghiệp luôn trau dồi để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nâng cao tay nghề, để làm sao phòng ngừa bệnh tật cho nhân dân có hiệu quả, tìm cách hữu hiệu để mau chóng trả lại họ cho xã hội và sản xuất; nếu chuẩn đoán sai lệch, điều trị không chính xác, để xẩy ra tai biến tai nạn, thì dù có tận tình đêm ngày, dù có thể hiện lòng thương yêu người bệnh cao cả, cũng vẫn là thiếu y đức. Với nghề nghiệp, y đức còn dạy người thầy thuốc phải trung thực trong mọi hoạt động chuyên môn, không "man trá" trong nghiên cứu, không "bịa đặt" trong huấn luyện, không biến công lao sáng tạo của người thành của mình, biết nhận sai khi có sai. Y đức không cho phép luồn lách để leo cao trên bậc thang học hàm, học vị. 

Xã hội đổi mới đặt thêm những vấn đề gì đối với y đức ? 

Xã hội Việt Nam đang đổi mới, chuyển từ nền kinh tế tập trung có kế hoạch sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước với nhiều thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế quốc doanh là chủ đạo, đang mở rộng cửa ra bên ngoài với chính sách đa phương, nhưng vẫn giữ tính độc lập tự chủ, v.v.. Trong khí thế toàn dân đang sôi động xây dựng một đất nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dùng đòn bẩy là khoa học và công nghệ, nội dung y đức về cơ bản không có gì thay đổi nhưng người cán bộ y tế sẽ được thử thách ghê gớm, sẽ phải đấu tranh để giữ vững bản chất, bảo vệ trong sáng cho y đức trước những cám dỗ của đồng tiền, của thị trường tự do với cả một mạng lưới y dược tư nhân, trước một đối tượng phục vụ đủ mọi thành phần giai cấp. Người cán bộ y tế còn phải thực hành nghề nghiệp của mình sao cho phù hợp với một xã hội đang tiến dần từng bước lên công nghiệp và hiện đại, trong từng mặt khoa học công nghệ cũng như khoa học y học đều mang tính kinh tế và có nhiệm vụ thúc đẩy kinh tế. Vì thế quán triệt quan điểm kinh tế vào y tế như thế nào cho không chệch y đức là một việc làm quan trọng và cần thiết của chúng ta. 

Y đức và y tế tư nhân. 

Hành nghề y tế tư nhân mục tiêu chính là nhằm đưa y tế phục vụ người dân sâu rộng hơn, kịp thời hơn, phù hợp với hoàn cảnh neo bận của người dân bị bệnh không thể mỗi lúc đi bệnh viện. Nói một cách khác, chính sách này chủ yếu là để nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ đối tượng bệnh nhân. Thực tiễn đã cho thấy người thầy thuốc chữa tư, mở phòng mạch tư về cơ bản đã giúp đỡ giải quyết cho người bệnh trong các hẻm sâu ngõ cụt, tháo gỡ cho người bệnh nhiều khó khǎn như neo đơn, thời gian eo hẹp không đi viện được; lương tâm thầy thuốc và nền kinh tế thị trường tự do cũng đã thúc đẩy người thầy thuốc làm tư sǎn sóc tốt người bệnh, luôn nâng cao trình độ khám chữa bệnh có hiệu quả; cuối cùng giữ mối quan hệ gắn bó với người bệnh, và thực tế không ít thầy thuốc tư đã trở nên gần gũi bệnh nhân như người thân, nắm rất vững bệnh của bệnh nhân, nắm vững cả loại thuốc nào tác dụng tốt với bệnh nhân, loại nào có tác dụng phụ.... 

Nhưng bên cạnh những mặt được vừa nêu, y tế tư nhân cũng có những mặt trái liên tục tấn công thử thách- cám dỗ người thầy thuốc tư, do đó, người thầy thuốc làm tư phải luôn cảnh giác để giữ cho y đức của mình được trong sáng. Đó là mối quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân không chỉ đơn thuần là quan điểm thương - bệnh binh, mà còn là quan hệ giữa người bỏ công lao động (trí óc và chân tay) và người trả công lao động. Người thầy thuốc tư nhận tiền công khám chữa bệnh từ bệnh nhân thực ra không phải là mất y đức. Nhưng vấn đề là ở chỗ đánh giá công lao động bỏ ra như thế nào cho phải đạo để giữ y đức, và tính giá trị lao động bỏ ra còn phải vận dụng theo đối tượng mình phục vụ giàu hay nghèo, đó mới là y đức. Người thầy thuốc tư không bao giờ được để quan hệ tiền tài lấn át quan hệ thầy thuốc với bệnh nhân, và lúc nào cũng phải lấy mục tiêu chính là tìm biện pháp tối ưu để chữa khỏi bệnh một cách nhanh chóng nhất và đỡ tốn kém nhất, như vậy mới là y đức. Chừng nào người thầy thuốc tự đi chệch hướng này là tiêu tan y đức. 

Y đức và nền kinh tế thị trường. 

Xã hội đổi mới hiện nay đang đặt ra trước mặt người thầy thuốc và ngành y tế những vấn đề cần giải quyết. 

Ngành y, người cán bộ y sẽ làm gì để không phân biệt đối xử trước đối tượng bệnh nhân đủ cả: giàu lẫn nghèo. Tâm lý xã hội ngày nay cũng đã khác. Đó là tâm lý những người bỏ tiền đi chữa bệnh, họ thích thuốc mới, thuốc khó kiếm, tin vào những đơn thuốc đắt tiền, những tên thuốc ít quen thuộc, tin vào những thầy thuốc lấy tiền công đắt, họ thích đưa phong bì và còn thích đưa trước cuộc điều trị hoặc phẫu thuật, v.v.. Người thầy thuốc có thả mình theo tâm lý này không? 

Y đức của người thầy thuốc lúc này là: phải giữ vững bản lĩnh người thầy thuốc, nhìn thẳng vào cǎn bệnh và thể trạng bệnh nhân mà chữa bệnh, không phân biệt giàu nghèo. Người thầy thuốc chân chính có y đức trước một bệnh nhân chỉ thấy phải xử lý một thể trạng một con người đang mắc một bệnh nhất định, y đức không cho phép nhìn vào bệnh nhân chỉ thấy một nhà buôn, một giám đốc công ty, một chủ cửa hiệu, v.v.. Y đức chỉ ra: bệnh nhân cần gì thì dùng thứ đó, không dùng thừa, không dùng thiếu, không có loại thuốc - loại xét nghiệm dùng riêng cho người giàu sang, hoặc dành riêng cho người nghèo túng. 

Tuy nhiên y đức không bao giờ bình quân. Mỗi người bệnh có một giá trị đối với xã hội, với cộng đồng . Dù người bệnh có tác dụng "dương" hay "âm" đối với xã hội, người thầy thuốc có y đức cũng đều phải tận tình cứu chữa cho họ: trong những hoàn cảnh điều kiện nhất định, eo hẹp về ngân sách và trang thiết bị thuốc men, người thầy thuốc sẽ dùng thuốc sao cho hợp lý với khả nǎng và đối tượng. 

Y đức trong một xã hội đang từng bước công nghiệp hoá và hiện đại hoá. 

Xã hội ta đang đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tất yếu phải từng bước công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Khoa học và công nghệ nói chung và y tế nói riêng là yếu tố rất then chốt của việc xây dựng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Không công nghiệp hoá hiện đại hoá, không đưa ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới vào ngành y tế, thì trình độ y tế sẽ không được nâng lên, công việc chuẩn đoán - điều trị sẽ không biến đổi về chất. Cho nên, ngành y tế - những người cán bộ y tế sẵn sàng hoan nghênh. hưởng ứng chủ trương đường lối này của Đảng, và nhận thức rằng nếu đưa nhanh trang thiết bị máy móc vào ngành y tế sẽ là một việc làm rất y đức . Ngành y sẽ có những máy móc để chuẩn đoán sớm và chính xác những cǎn bệnh trước đây còn mù mờ; sẽ có những phương tiện điều trị những cǎn bệnh trước đây còn sǎn sóc bệnh nhân một cách tự động, giúp nắm diễn biến của bệnh từ xa, giảm bớt khó khǎn phiền phức cho bệnh nhân. Tất cả trang thiết bị hiện đại này đều có lợi cho người bệnh. 

Nhưng nếu chỉ biết dựa vào máy móc cũng sẽ có thể vi phạm y đức. Máy móc không thay thế được người thầy thuốc. Máy móc chỉ thể hiện chủ yếu những triệu chứng khách quan, còn một loạt những dấu hiệu của bệnh không thể nhờ máy được: như cảm giác vui buồn, cảm giác đau đớn, cảm giác no đói, cảm giác mót đi tiêu, đi tiểu, v.v.. Máy móc có xu hướng dễ làm người thầy thuốc xa người bệnh, ít quan tâm hỏi bệnh. Trong bệnh viện hiện đại ngày nay, có những buồng theo dõi bệnh nặng toàn máy móc, dây dợ, người thầy thuốc ngồi ở xa, trong buồng riêng quan sát bệnh nhân bằng bấm nút, bằng màn hình và người bệnh nhân nằm trơ trọi một mình. Sǎn sóc bệnh nhân nặng trong điều kiện hiện đại nếu chỉ làm như vậy cũng sẽ giảm y đức , bởi vì máy móc không thể cho dữ kiện chi tiết được và người bệnh rất có nhu cầu được tiếp xúc, không những lợi cho theo dõi bệnh mà còn lợi cho cả tinh thần. 

Trong xã hội hiện đại và bệnh viện hiện đại, có xu hướng điều hành và coi bệnh viện như là một nhà máy, với toàn bộ các giai đoạn như một dây chuyền sản xuất, các khâu đoạn đều thực hiện rất khẩn trương, thậm chí chị y tá vào phòng bệnh rút kim ra, bôi thuốc sát trùng rồi đi không nói nǎng một lời, cũng không giải thích, không hỏi xem bệnh nhân có đau buốt không? Hành động như vậy được mặt khẩn trương, không dề dà, nhưng cũng không đủ y đức. 

Quán triệt quan điểm kinh tế vào trong y tế thế nào để khỏi vi phạm y đức ? 

Y tế và kinh tế là hai phạm trù có tính chung và riêng. Trừ ngành dược (thuốc men, trang thiết bị) là một ngành đảm bảo có sản xuất và kinh doanh, còn ngành y tế là một ngành phục vụ bệnh nhân và tiêu thụ thuốc men hoá chất. Có thể tạm coi sản phẩm của ngành y tế là con người được sinh ra hoặc được "tân trang" về thể lực, sản phẩm này rất quyết định trong công cuộc đổi mới. Suy cho cùng mục đích của y tế cũng là kinh tế xã hội. Giá trị sản phẩm của nó thường vô giá và rất khó định giá. Vì bản chất của y tế là một ngành phục vụ và tiêu thụ, cho nên phải quán triệt quan điểm kinh tế vào các mặt hoạt động của ngành như: đầu tư ngân sách, chọn trọng điểm, chữa bệnh, phòng bệnh, sử dụng thuốc men, nghiên cứu khoa học, v.v. và phải quán triệt thế nào để khỏi chệch với y đức. 

Cần phân biệt y đức đối với cộng đồng và y đức đối với từng cá thể. Trong đầu tư ngân sách ở các khu vực (công nghiệp, nông nghiệp), nếu tỷ lệ dành cho y tế không cân xứng cũng là thiếu y đức đối với cộng đồng. Hoạt động nghiên cứu về y học và y tế mang hai ý nghĩa: kinh tế lao động sản xuất với hiệu suất cao - đó là ý nghĩa kinh tế. Nghiên cứu thử nghiệm những thuốc men, thiết bị để đánh giá chúng trước khi đem áp dụng cho con người, tránh cho con người phải làm vật thí nghiệm đó là ý nghĩa "y đức". Cho nên: đầu tư cho nghiên cứu y học và y tế là một việc làm đầy tính y đức với cộng đồng. Chọn ngành mũi nhọn, chọn trọng điểm nghiên cứu trong y tế, nếu không cǎn cứ vào giá trị ngành đó đối với cộng đồng và chọn sai cũng là thiếu y đức. Trong thực tế vẫn còn tình trạng nhìn người mà chọn ngành mũi nhọn và chọn đề tài trọng điểm. 

Hoạt động phòng bệnh của ngành y tế là nhằm phục vụ cộng đồng, người cán bộ y tế có y đức - dù ở chỗ nào - cũng phải giáo dục cho nhân dân cách phòng bệnh, chữa bệnh, không để người dân mắc bệnh, chữa bệnh sai, dùng thuốc sai, thuốc sẽ nhanh chóng bị kháng sẽ ảnh hưởng trở lại tới cộng đồng. Tiêm chủng để gây miễn dịch cho dân là một biện pháp phòng ngừa bệnh, nhưng cũng phải quán triệt quan điểm kinh tế. Trước đây, hễ chớm xuất hiện một ca bệnh dịch là tiêm chủng ngay cho toàn dân, rất tốn kém; ngày nay, trừ việc tiêm chủng hàng loạt cho trẻ em để phòng ngừa sáu bệnh, còn đối với người lớn tiêm chủng chỉ thực hiện theo chỉ định dịch tễ, đó là hợp lý. Tuy vậy lẻ tẻ cũng xuất hiện quan điểm sau: một số bệnh dịch mà tỷ lệ mắc bệnh trên 10 vạn dân thấp, không nên tiêm phòng ngừa - rất tốn kém, cứ để phát bệnh rồi sẽ chữa đỡ tốn hơn. Đó là quan điểm kinh tế đơn thuần máy móc, cũng biểu hiện thiếu y đức. 

Trong chữa bệnh, gần đây cũng xuất hiện một số ý kiến nhắc nhở phải quán triệt quan điểm kinh tế: Có một thời được nêu ra phương châm "dùng thuốc tiết kiệm và an toàn" nhưng đã mau chóng thay thế bằng câu "dùng thuốc hợp lý và an toàn" như vậy là không chệch y đức. 

Những nǎm gần đây, trước những trường hợp bệnh nhân "mất não" người bệnh vô tri vô giác, không ít bệnh viện và viện nghiên cứu ở nước ngoài đã có đề tài kéo dài trạng thái sống sinh vật của bệnh nhân nhiều tháng, nǎm, nhưng lại có những ý kiến ngược hẳn cho rằng trước những trường hợp vô phương kế đó, không nên nghiên cứu kéo dài nữa, vừa phí tổn, vừa thêm khổ cho người xung quanh. Có những người vợ - người con của bệnh nhân đã chủ động đề nghị bệnh viện rút dây truyền dịch và ngừng mọi công việc sǎn sóc xoa bóp. Đây là một tình huống thực sự khó xử cho người thầy thuốc. Thế nào mới là y đức? Y đức phải kéo dài sự sống sinh vật của một cơ thể vô tri vô giác hay là phải giảm đau khổ cho những người thân của bệnh nhân ? Có nên quán triệt kinh tế vào y tế trong tình huống này không? Nhiều thầy thuốc đã có thực tế: Đứng trước một bệnh nhân ngừng tim, phải bóp tim ngoài lồng ngực, nhưng bóp tim đến lúc nào? Tuy sách vở đã có quy định rõ: đến lúc hai đồng tử dãn như thế nào và sau bao nhiêu phút thì có thể ngừng, nhưng trong thực tiễn để giữ lấy "y đức" không ít người cán bộ y ngừng "bóp tim" theo quy định và vẫn hành động theo phương châm "còn nước còn tát" phương châm này có đúng không trong trường hợp cụ thể này, và nó có phản ánh y đức một cách đích thực không? 

Tóm lại, trong xã hội đang đổi mới, nội dung y đức được truyền giáo từ Tuệ Tĩnh - Hải Thượng Lãn Ông - Hippocrate và nhiều bậc tiền bối khác vẫn rất đúng đắn và rất có giá trị. 

Bác Hồ đã nâng y đức lên một bước: y đức phải bao gồm cả quan điểm đối với người bệnh và trình độ cao về nghề nghiệp.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website