Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng người cán bộ y tế

Thạc Sĩ Phạm Vǎn Bính

Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng người cán bộ y tế Việt Nam mới không chỉ trong các bài viết, bài nói với những câu nói dung dị nhưng chứa đựng sự kết tinh của truyền thống dân tộc, của chân lý cách mạng Việt Nam, của chuẩn mực con người, tâm hồn Việt Nam, mà còn tìm hiểu ngay trong hành động giao tiếp, việc làm của Người giàu tính nhân đạo cao cả... 

Từ Hồ Chí Minh và theo Hồ Chí Minh, con người mới nói chung và người cán bộ y tế mới trước hết phải có niềm tin. Niềm tin luôn được củng cố và thể hiện trên các mặt cụ thể: 

- Tin vào sự tất yếu của quá trình phát triển lịch sử nhân loại là đi lên chủ nghĩa xã hội. Như Hồ Chí Minh đã khẳng định: con đường tiến tới xã hội chủ nghĩa của các dân tộc là con đường chung của thời đại, của lịch sử, không ai ngǎn cản nổi. Người nhấn mạnh rằng: Không có lực lượng gì ngǎn trở được chủ nghĩa xã hội ngày càng phát triển mạnh, phát triển mãi, phát triển khắp thế giới và sớm hay muộn tất cả các nước đều sẽ đi theo con đường đó. 

- Tin ở dân, tin ở sức mạnh tinh thần và vật chất ở công nhân, nông dân và trí thức. Họ là lực lượng đã và đang sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Ngày nay họ còn mang trong mình một lý tưởng cao đẹp là quyết tâm xây dựng xã hội không có người bóc lột người. Động lực tinh thần đó đã và đang trở thành sức mạnh vật chất lớn lao. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng: "trên bầu trời không gì quý bằng nhân dân" và "sức mạnh đoàn kết của toàn dân là vô địch". Người khẳng định "khó trǎm lần dân liệu cũng xong". 

- Tin vào chế độ xã hội chúng ta đang xây dựng trong đó dân chủ, tự do, bình đẳng, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh sẽ trở thành hiện thực. 

- Tin vào sức mạnh khoa học và khả nǎng phát triển khoa học (tự nhiên, xã hội, kỹ thuật) ở Việt Nam. 

- Tin vào hoà bình và ổn định, vào tinh thần hợp tác hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc. 

Thứ hai: Con người mới phải có đạo đức mới. Đạo đức cách mạng trong sáng là thống nhất với đạo đức mới. Theo Hồ Chí Minh "người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành nhiệm vụ cách mạng vẻ vang". Đặc biệt muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có cǎn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì. Chính thấy rõ vai trò của đạo đức trong xã hội và trong đời sống của từng con người, nhất là trong quá trình hình thành con người mới mà Hồ Chí Minh đã làm nhiều, nói và viết nhiều về đạo đức và Người là một tấm gương sáng ngời về đạo đức. 

Hồ Chí Minh cho rằng cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư là phẩm chất cǎn bản của người cách mạng. Trong đó cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức mà "thiếu một đức thì không thành người". Song để trở thành người cách mạng còn cần phải "chí công, vô tư". Hơn nữa, "mình đã chí công, vô tư thì khuyết điểm sẽ ngày càng ít". Đạo làm người của con người mới không chỉ trung, hiếu, nhân, nghĩa, tín, trí, dũng, sống có tình có nghĩa, thuỷ chung trước sau như một, mà còn (và cũng là cái khác người thường) là biết đấu tranh vì cái đúng, dám chịu trách nhiệm trước việc mình làm, biết sửa lỗi lầm khi mắc phải. 

Thứ ba: Con người mới thời đại Hồ Chí Minh được tôn sùng, kính trọng chính ở chỗ biết lo cho mình và biết lo cho tập thể, cộng đồng và không chỉ lo nghĩ mà biết làm và dám làm để mang lại lợi ích cho mình và cho cộng đồng như Hồ Chí Minh thường dạy "nói đi đôi với làm", "danh chính ngôn thuận". Ngay đến một tổ chức chính trị cao nhất như Đảng Cộng sản, Người cũng yêu cầu phải có "tư cách của một đảng" và cái nổi trội là "Đảng vừa là người lãnh đạo sáng suốt, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân". 

Thứ tư: Để con người nghĩ đúng và làm đúng, điều cǎn bản nhất phải có tri thức, có trình độ vǎn hoá cơ bản và có chuyên môn nghiệp vụ. Hồ Chí Minh thường gọi đó là "chuyên". Tuỳ theo việc mình làm, công việc mình phụ trách mà đòi hỏi con người mới có trình độ cao thấp, nông sâu, rộng hẹp, ít nhiều khác nhau song phải "vừa hồng vừa chuyên". 

Thứ nǎm: Con người mới phải là những con người được giáo dục. Được giáo dục ở đây phải hiểu đó là những người được đào tạo toàn diện, thể, đức, mỹ, đào tạo từ nhỏ và đào tạo trong suốt cuộc đời. Quá trình đào tạo ban đầu trong trường lớp, trong các cơ sở đào tạo là trang bị cái cǎn bản, cái nền để con người tự do phát triển nǎng khiếu của mình. Tính chủ động của từng con người được phát huy ở quá trình tự đào tạo và thể hiện ra bằng tự đào tạo mình trong công việc và cuộc đời. 

Chính vì vậy con người được giáo dục trong cuộc sống, trong sản xuất, chiến đấu, trong đấu tranh là cái quyết định bản chất và bản tính con người. Do vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải học suốt đời, Người thấm nhuần câu nói của Lênin: "Học, học nữa và học mãi", song Người chỉ rõ học phải có mục đích: "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, "giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại". Muốn đạt mục đích, thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư"1 . 

Nghiên cứu vấn đề xây dựng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh là để chúng ta học ở Người thái độ và phương pháp nhận thức, đối xử, phân tích và giải quyết vấn đề con người hiện nay... 

Thái độ đúng có tính khoa học và cách mạng là đòi hỏi chúng ta không chỉ dừng lại ở chỗ liệt kê, đối chiếu hiện tượng với tiêu chuẩn mà phải từ hiện tượng đi sâu vào bản chất tìm được nguyên nhân, phát hiện được khuynh hướng phát triển tất yếu của hiện tượng. Trên cơ sở đó không chỉ tìm phương pháp tiến hành mà còn bổ sung tiêu chuẩn cho phù hợp với thực tiễn. 

Với ý nghĩa đó, ngày 6-11-1996, Bộ Y tế ban hành quy chế về y đức với 12 điều áp dụng cho cán bộ y tế ở các cơ sở khám chữa bệnh. Quy chế ra đời là sự cụ thể hoá y đạo trong thực tế của thời đổi mới, không nên ngộ nhận rằng do sự xuống cấp của ngành y tế nước ta. Trong thời đổi mới giá trị con người được nâng cao. Con người đã và đang vươn tới cái đẹp không chỉ về tâm hồn, tư tưởng mà cả về thể hình, về sức khoẻ và tuổi thọ. Nhiều nǎm qua ngành y tế góp phần quan trọng trong sự nghiệp chǎm sóc bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, bảo vệ phần xác của con người. Song, trong cơ chế thị trường, trong dịch vụ khám chữa bệnh, đồng tiền đã và đang xen vào quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Khi mà bệnh tật và tính mạng người bệnh nằm trong tay thầy thuốc. Khi mà cơ chế, chính sách tiền lương phụ cấp độc hại, lây nhiễm, phẫu thuật, v.v. không bù đắp được công sức và chất xám của thầy thuốc ở mức độ cần thiết để họ làm việc thì tiêu cực không tránh khỏi. Sẽ là phi lý nếu chỉ đòi hỏi thầy thuốc phục vụ tốt trong khi cuộc sống của họ không ít khó khǎn, đòi hỏi họ nâng cao y đức mà không quan tâm xây dựng điều kiện xã hội để y đức được thực hiện. Chỉ bớt tiêu cực khi có chế độ chính sách phù hợp làm cho cả thầy thuốc và người bệnh yên tâm điều trị. Lúc đó, sẽ không còn hiện tượng trắng trợn đòi và miễn cưỡng đưa tiền trong điều trị bệnh, mà chỉ có sự tự nguyện của người bệnh và gia đình để tỏ lòng biết ơn thầy thuốc đã đem lại sức khoẻ và cái đẹp thể hình cho con người. Đó là truyền thống và sự mong muốn của xã hội.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng

(ĐCSVN) - Ngày 27/3, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, trong đó đề ra mục tiêu và lộ trình cụ thể trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2028 đối với hạ tầng số, ứng dụng số, dữ liệu số; công tác nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Trung ương Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên môi trường số; tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực.

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương.

Khẩn trương xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW tại địa phương

(ĐCSVN) - Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đề nghị các tỉnh uỷ, thành uỷ khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Từ ngày 20/3 không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3

(ĐCSVN) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 15-HD/UBKTTW về sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW ngày 22/11/2022 về thực hiện một số điều trong Quy định 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/3/2025.

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ...

Liên kết website