Ðảng Cộng sản Hy Lạp

Trước năm 1920, ĐCS Hy Lạp có tên gọi Đảng công nhân XHCN, từ 1920 đến 1924 đổi tên là Đảng công nhân XHCN Hy Lạp. Tại Đại hội lần thứ III (1924), Đảng chính thức lấy tên là ĐCS. Hiện nay, ĐCS Hy Lạp có khoảng trên 20 nghìn đảng viên. Trong "lò lửa" của các cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt, Đảng luôn kiên định lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin và mục tiêu CNXH; coi trọng và thực hiện các nguyên tắc nền tảng trong tổ chức và sinh hoạt của một đảng cách mạng. Trước Chiến tranh thế giới II, Đảng đã tiến hành hàng loạt cuộc đấu tranh không khoan nhượng trong hàng ngũ của mình nhằm vượt qua những ảnh hưởng của chủ nghĩa cải lương xã hội, chủ nghĩa thủ tiêu và bè phái, củng cố tổ chức để trở thành lực lượng tiên phong trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Trong chiến tranh thế giới II, theo sáng kiến của Đảng, ở Hy Lạp đã thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc (9-1941) và Quân đội giải phóng dân tộc (12-1941) tiến hành kháng chiến chống cuộc xâm lược của chủ nghĩa phát xít Italia. Tại các vùng giải phóng đã từng bước hình thành những cơ sở ban đầu của chính quyền dân chủ nhân dân.

 Trước ảnh hưởng của ĐCS và sự phát triển đất nước theo con đường dân chủ cách mạng, các thế lực tư sản phản động Hy Lạt được Anh - Mỹ giúp sức đã tập trung tấn công các lực lượng tiến bộ, đặc biệt là ĐCS. Chiến tranh thế giới II kết thúc nhưng Hy Lạp lâm vào cuộc nội chiến khốc liệt từ năm 1946. Các lực lượng cách mạng với nòng cốt là ĐCS rút về các vùng rừng núi, xây dựng Quân đội dân chủ Hy Lạp chiến đấu chống phản động và sự can thiệp của Anh - Mỹ vì nền độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Tháng 12-1947, chính quyền tư sản phản động thi hành chính sách chống cộng gắt gao, đặt ĐCS ra ngoài vòng pháp luật, các cơ quan ngôn luận của Đảng bị cấm hoạt động. Gần 40 nghìn chiến sĩ cộng sản bị giam cầm hoặc bị thủ tiêu, hàng chục nghìn người khác phải sống lưu vong. ĐCS Hy Lạp tổn thất nặng nề. 

 Tháng 8/1949, nội chiến kết thúc. ĐCS Hy Lạp củng cố lại đội ngũ, chuyển trọng tâm công tác sang tổ chức những cuộc đấu tranh kinh tế, chính trị của các tầng lớp nhân dân lao động. Trong thời kỳ từ 1967 đến 1974, chính quyền ở Hy Lạp rơi vào tay tập đoàn quân sự độc tài. ĐCS phải hoạt động bí mật. Chính trong hoàn cảnh đó, Đảng đã chứng tỏ bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành người tổ chức chủ yếu của Mặt trận yêu nước chống độc tài, đóng vai trò quyết định trong việc lật đổ nền chuyên chính quân sự hà khắc. 

 Sau sự sụp đổ của chế độ độc tài quân sự (7-1974), ĐCS Hy Lạp ra hoạt động công khai. Một lần nữa Đảng lại xúc tiến trên quy mô rộng lớn công tác tổ chức và chính trị - tư tưởng, phát huy ảnh hưởng trong các tầng lớp nhân dân. Do đó, liên tiếp trong các kỳ bầu cử nghị viện từ giữa thập niên 70 trở đi, Đảng thu được số phiếu bầu ngày càng tăng của cử tri: Năm 1974, Đảng giành 5 ghế trong Quốc hội, năm 1977 tăng lên 11 ghế, năm 1981 - 13 ghế, năm 1985 - 12 ghế (chiếm 9,9% số phiếu bầu). Hàng chục đảng viên cộng sản được bầu vào cương vị thị trưởng hoặc đứng đầu các địa phương. Trong những năm 80, Đảng bước vào giai đoạn hoạt động mới không ít phức tạp khi chính quyền chuyển từ tay đảng cánh hữu "Dân chủ mới" sang Đảng Xã hội (PASOK) - một đảng của CNXH dân chủ đứng trên lập trường thiên hữu. 

 ĐCS Hy Lạp có quan hệ mật thiết và luôn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiều mặt của ĐCS Liên Xô và các ĐCS cầm quyền. Cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc của CNXH hiện thực cuối thập niên 80, đặc biệt là sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô, Đông Âu đã tác động nặng nề đến ĐCS Hy Lạp. Một bộ phận cơ hội trong Đảng hoạt động chia rẽ, đòi đổi tên, thậm chí đòi giải tán Đảng. Không thực hiện được ý đồ trên, bộ phận này đã rời bỏ Đảng. Tuy nhiên, những người cộng sản kiên trung đứng đầu là nữ đồng chí A. Paparigas đã kiên trì cuộc đấu tranh bảo vệ Đảng, không đổi tên Đảng, tiến hành củng cố Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đại hội XIV ĐCS Hy Lạp (1991) đánh dấu cột mốc quan trọng khẳng định quyết tâm của những người cộng sản kiên trung nhất trong việc duy trì sự tồn tại và phát triển Đảng ở thời điểm có ý nghĩa sinh tử. 

 Đại hội XV (1996) nêu khẩu hiệu hành động: "Một ĐCS Hy Lạp mạnh. Chống đế quốc. Chống tư bản độc quyền. Vì CNXH". Đại hội thông qua Cương lĩnh và Điều lệ sửa đổi. Các văn kiện của Đại hội khẳng định mục tiêu chiến lược của Đảng là đấu tranh cho CNXH và CNCS; mục tiêu trước mắt là thiết lập một Mặt trận nhân dân thống nhất chống đế quốc, chống tư bản độc quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, các nguyên tắc của một đảng kiểu mới. Đại hội XVI (2001) ĐCS Hy Lạp khẳng định kiên định đường lối, mục tiêu chiến lược và sách lược được vạch ra tại Đại hội XV. Đảng nhấn mạnh sự cần thiết phải tuyên truyền, đẩy mạnh cuộc tập hợp lực lượng mới của đông đảo quần chúng đấu tranh chống chủ nghĩa tự do mới về kinh tế, bảo vệ lợi ích người lao động. Đảng phê phán gay gắt mặt tiêu cực của toàn cầu hoá, chống chủ nghĩa cường quyền đế quốc và chính sách áp đặt dân chủ nhân quyền của phương Tây trong quan hệ quốc tế, chống quá trình mở rộng NATO,v.v… Những hoạt động tích cực của Đảng đã giúp Đảng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trên chính trường Hy Lạp. Tại cuộc bầu cử Quốc hội năm 2001, Đảng thu được 5,3% số phiếu bầu, giành 11 ghế nghị sĩ; ngoài ra Đảng còn giành 3 ghế trong Nghị viện Châu Âu. Cùng với những hoạt động chính trị thực tiễn, ĐCS Hy Lạp chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu lý luận. Từ năm 2000, ĐCS Hy Lạp đã lập một Website mang tên SOLIDNET làm diễn đàn trao đổi thông tin trên mạng Internet giữa các ĐCS và công nhân. Những vấn đề lý luận hiện đang được ĐCS Hy Lạp quan tâm nghiên cứu liên quan trước hết đến quá trình toàn cầu hoá và chủ nghĩa tư bản hiện đại. ĐCS Hy Lạp cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay cần phải thiết lập Mặt trận chống đế quốc toàn cầu vì những lợi ích chính đáng của của nhân dân lao động và các dân tộc, vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. ĐCS Hy Lạp không những khẳng định bản chất không thay đổi của chủ nghĩa tư bản hiện đại mà còn bóc trần bộ mặt thật của CNTB hiện đại ở các nước phát triển: "chẳng có sự khác biệt nào về bản chất giữa CNTB thời Lênin và CNTB hiện đại, khác chăng là ở chỗ bóc lột lao động tinh vi hơn, tàn bạo hơn. Chúng ta đang ở thời điểm mà CNTB bộc lộ công khai nhất tính chất bóc lột, phản động và hiếu chiến của nó". 

 ĐCS Hy Lạp quan tâm phát triển quan hệ với các ĐCS, công nhân trên khắp các châu lục, trong đó có ĐCS Việt Nam. Những năm gần đây, Đảng đã liên tiếp đưa ra và thực thi nhiều sáng kiến tổ chức các hội nghị, các diễn đàn quốc tế nhằm tăng cường phối hợp hành động, tập hợp lực lượng, hợp tác, trao đổi, tham khảo ý kiến lẫn nhau giữa các ĐCS và công nhân. Bởi vậy, uy tín và ảnh hưởng của Đảng đối với phong trào cộng sản, công nhân quốc tế dược tăng cường và được đánh giá cao. Tháng 5/1998, tại Aten, thủ đô của Hy Lạp đã diễn ra cuộc gặp gỡ của các ĐCS và công nhân do ĐCS Hy Lạp đăng cai với sự tham gia của 57 đoàn đại biểu. Tháng 5/1999 theo sáng kiến của ĐCS Hy Lạp, tại Aten 55 ĐCS và công nhân đã tổ chức cuộc gặp với chủ đề "Cuộc khủng hoảng của CNTB, toàn cầu hoá và câu trả lời của phong trào công nhân". Các đại biểu tham dự đã đề cập đến các vấn đề: đánh giá cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Đông Nam Á, toàn cầu hoá, tình hình Nam Tư, vai trò của giai cấp công nhân… Tháng 11/2000, tại cuộc gặp của 6 đảng cộng sản Bancăng ở Athen, các đại biểu cực lực phản đối những âm mưu và hành động thô bạo của NATO và Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khu vực. Tháng 6 - 2002, tại Thủ đô Athen, 64 ĐCS và công nhân từ khắp các châu lục lại tụ họp, đánh giá tình hình, trao đổi quan điểm về nhiều vấn đề quốc tế nóng bỏng, trong chương trình nghị sự nổi bật nhất là vấn đề về những thay đổi chiến lược của CNĐQ trong bối cảnh toàn cầu hoá và đối sách của phong trào công nhân, v.v… 

 

Theo Tạp chí Xây dựng Đảng

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website