Ðảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela

Ðảng Cộng sản Venezuela ra đời cách đây gần 80 năm, ngày 5-3-1931 để lãnh đạo nhân dân giành chính quyền trong cuộc đấu tranh giai cấp. Ðảng có nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Con đường phát triển đất nước là tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ðảng có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, ở 24 tỉnh, thành phố đều có các tổ chức quần chúng của Ðảng trong công nhân, nông dân.

Nghiên cứu những vấn đề chính trị mới của Venezuela, Phong trào cánh tả Venezuela ngày nay, phải bắt đầu từ năm 1982, trải qua các mốc lịch sử: Sáng lập phong trào Cách mạng Boliva, mười năm cầm quyền của H. Chavez và Phong trào cánh tả; hai lần H. Chavez tiến hành đảo chính quân sự không thành công, cũng như sự kiện ra đời của đảng chính trị, đảng cầm quyền; và cũng cần phải tìm hiểu những điều rất đặc biệt của Phong trào cánh tả Venezuela.

Ðảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela, lực lượng trụ cột của phong trào cánh tả hiện nay, chiếm 50%, mới thành lập đầu năm 2008, do trục yêu nước chuyển hóa thành đảng chính trị. Phong trào cánh tả này hình thành và phát triển như là một kết quả tự nhiên trước sự lan tràn và thắng thế của mô hình sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới. Ðó là một xu thế phản lại mặt trái toàn cầu hóa, chống lại chủ nghĩa tự do mới, để nỗ lực xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới.

Ðảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela ra đời từ thắng lợi của phong trào cánh tả, được quần chúng đồng tình, ủng hộ; từ uy tín của H. Chavez trên cương vị lãnh tụ, ngọn cờ; ra đời từ trong lòng Chính phủ mới, Quốc hội mới mà đảng viên PSUV chiếm 147/167 đại biểu. Vì vậy, đây chưa phải hoàn toàn là một chính đảng tiên phong, có đường lối cách mạng rõ ràng, đầy đủ ban lãnh đạo, mặc dù PSUV có gần một triệu người được cấp thẻ trong tổng số 5,7 triệu người ghi tên ủng hộ Ðảng. Ban lãnh đạo PSUV cho rằng, để giữ chính quyền, xác định được quyền lực trong xây dựng, bảo vệ đất nước, phải có một đảng chính trị, một đường lối cách mạng khoa học. Như vậy là, cầm quyền rồi mới bắt tay xây dựng đảng, cầm quyền rồi mới xác định đường lối của Ðảng. Trước đó, mọi hoạt động cách mạng chỉ là thực hiện chủ trương, khẩu hiệu tập hợp lực lượng. Ðiều đặc biệt này xuyên suốt trong tiến trình cách mạng của Venezuela. Ðường lối kinh tế - xã hội của Ban lãnh đạo PSUV mới chỉ hình thành những đường nét chính cơ bản, những mong muốn, dự định nhiều hơn là chủ trương, kế hoạch rõ ràng.

Sau nhiều năm áp dụng mô hình kinh tế theo chủ nghĩa tự do mới của Mỹ, Vênzuela lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Kinh tế tăng trưởng âm kéo dài 12 năm, nợ nước ngoài lên tới 32 tỷ USD. Phân hóa giàu nghèo, tình trạng đói nghèo, thất nghiệp, mù chữ, tệ nạn xã hội gia tăng. Trước tình hình đó, những người cánh tả Venezuela, H. Chavez khẳng định không thể chọn con đường tự do mới mà sẽ là con đường "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21".

Nội dung cơ bản của "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21" là: Về tư tưởng, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng cách mạng tiến bộ của Simon Boliva làm nền tảng. Về chính trị, đường lối phải phục vụ nhân dân, vì nhân dân; nhân dân có trách nhiệm tham gia quyết định vận mệnh đất nước, tham gia vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, thực hiện công bằng xã hội. Về xã hội, đặc biệt nhấn mạnh phát triển y tế chăm lo sức khỏe cho nhân dân, chăm lo phát triển giáo dục đào tạo, môi trường. Về kinh tế, duy trì nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần, nhưng tập trung phát triển kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác xã, kinh tế cộng đồng. Kiên quyết giành lại chủ quyền về tài nguyên, nhất là dầu mỏ, để phục vụ nhân dân. Về đối ngoại, tăng cường đoàn kết với Phong trào cánh tả Mỹ latinh, với các nước Nam Mỹ. Không chỉ quan hệ với các đảng của các nước XHCN như Cuba, Trung Quốc, Việt Nam mà quan hệ cả với các đảng cánh tả ở châu Âu, các nhân sĩ tiến bộ ở châu Âu. Chủ trương đẩy mạnh quan hệ với nước Nga, Trung Quốc nhằm tạo thế cân bằng, tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược với Cuba... "Nhà nước Venezuela thực hiện dân chủ hóa để tiến lên CNXH. Ðó là một thời kỳ dài, thúc đẩy quá độ lên CNXH. Vì là thời kỳ dài, nên nó bị sự chống đối quyết liệt của các thế lực đế quốc và các lực lượng đối lập trong nước".

Tháng 9-2008, H. Chavez đã phát đi một thông điệp quan trọng: Dự án quốc gia Simon Boliva - Kế hoạch xã hội chủ nghĩa đầu tiên. Dự án khẳng định: Trong giai đoạn 2007 - 2013, Venezuela hướng tới công cuộc xây dựng "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21", bằng các chủ trương sau đây:

Giá trị mới của chủ nghĩa xã hội: Ðưa ra vấn đề tái lập quốc gia Venezuela, trong đó xây dựng những cội nguồn hòa quyện, những giá trị và nguyên tắc tiên phong nhất của các trào lưu nhân văn của chủ nghĩa xã hội và tính kế thừa lịch sử tư tưởng của Simon Boliva.

Về xã hội, Dự án đề ra xây dựng một mô hình xã hội mới thể hiện được hiệu quả, mang tính nhân văn và tính nội sinh; theo đuổi mục tiêu tất cả mọi người được sống trong những điều kiện tương đồng.

Về nền dân chủ : Ðối với giai đoạn mới hiện nay của cuộc Cách mạng Boliva sẽ củng cố tổ chức xã hội, để chuyển hóa những yếu kém tự thân nó thành sức mạnh tập thể, tăng tính độc lập, tự do và quyền lực cá nhân.

Về mô thức sản xuất xã hội chủ nghĩa: Ðể đạt tới lao động thật sự có ý nghĩa, phải loại trừ chia rẽ xã hội, đáp ứng những yêu cầu của con người và sản xuất của cải phục vụ tái sản xuất.

Về năng lượng đất nước: Kết hợp việc sử dụng các nguồn tài nguyên với việc hội nhập khu vực và thế giới. Dầu mỏ sẽ tiếp tục đóng vai trò quyết định trong việc thỏa mãn những nhu cầu về năng lượng của đất nước và củng cố mô hình sản xuất XHCN.

Về quan hệ quốc tế: Chủ trương xây dựng một thế giới đa cực, tìm kiếm công bằng xã hội, tình đoàn kết, hòa bình, làm sâu sắc thêm sự đối thoại thân thiện giữa các dân tộc, quyền tự quyết và tôn trọng tự do tư tưởng.

Ban lãnh đạo toàn quốc PSUV vừa phải củng cố quyền lực lãnh đạo, thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đối phó các khó khăn, phức tạp trong nội bộ, chống trả sự phá hoại của lực lượng đối lập để bảo vệ cuộc Cách mạng Boliva; vừa phải xây dựng những định hướng cụ thể, trước hết là xây dựng đảng chính trị lãnh đạo, thống nhất các lực lượng cánh tả ủng hộ cách mạng quá độ lên CNXH, tập hợp quần chúng, ủng hộ Tổng thống. Ðảng Cộng sản Venezuela là người ủng hộ đầu tiên, tích cực nhất cho tiến trình cách mạng của H. Chavez. Ðầu năm 2007, khi Tổng thống H. Chavez kêu gọi thành lập đảng thống nhất các lực lượng cánh tả, Ðảng Cộng sản đã họp đại hội bất thường để thảo luận về chủ trương đó. Ðiều quan tâm của những người cộng sản trước hết là nền tảng tư tưởng và mô hình tổ chức của đảng thống nhất. Những người lãnh đạo PSUV hiện nay đang tìm tòi con đường đi của chủ nghĩa xã hội mới. Họ tổ chức nghiên cứu Công xã Paris, mô hình chủ nghĩa xã hội Xô-viết, chủ nghĩa xã hội của các nước, nghiên cứu nguyên tắc tập trung dân chủ của các Ðảng cộng sản, tư tưởng Thiên Chúa giáo, một nước hai chế độ của Trung Quốc, mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, Cuba... Lựa chọn con đường vì dân, phục vụ nhân dân, phục vụ cộng đồng, bảo đảm đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc, để chủ nghĩa xã hội nhân văn hơn, phát triển con người toàn diện hơn. Trong đó, văn hóa phải là mục đích, chủ nghĩa xã hội phải bắt đầu từ cơ sở của cộng đồng.

Vấn đề thống nhất các tổ chức cánh tả trong một đảng thống nhất, đoàn kết các lực lượng quần chúng ủng hộ cánh tả được PSUV quan tâm. Ðể củng cố tổ chức và phong trào, PSUV đặc biệt chú ý phát huy vai trò lãnh tụ, uy tín của Tổng thống H. Chavez. Ðây là hạt nhân đoàn kết các lực lượng chính trị, các tầng lớp nhân dân Venezuela để vượt qua khó khăn, thử thách, tiến hành thành công cuộc Cách mạng Boliva xây dựng "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21" ở Venezuela.

Xây dựng Ðảng xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela và giương cao ngọn cờ H. Chavez - tiếp nối ngọn cờ Simon Boliva - ở thời điểm hiện nay là nhân tố quyết định thành bại của tiến trình cách mạng Boliva ở Venezuela. Ðảng đang tập trung sức nâng cao nhận thức về CNXH, đẩy mạnh công tác chính trị, tư tưởng, bắt tay chuẩn bị thành lập các trường học tập lý luận chính trị, đào tạo cán bộ. Venezuela đang gấp rút chuẩn bị tiến hành Ðại hội Ðảng thông qua Cương lĩnh, Ðiều lệ Ðảng để xác định nội dung, nguyên tắc chính trị, tư tưởng, tổ chức và phương hướng hoạt động.

Mười năm cầm quyền của H. Chavez đã làm thay đổi sâu sắc đất nước Venezuela, những người cánh tả Venezuela, đứng đầu là Tổng thống H. Chavez, muốn bắt tay xây dựng nền dân chủ thật sự đối với đại đa số người lao động, người nghèo ở Venezuela; làm chủ các nguồn tài nguyên đất nước; tài nguyên phải được phục vụ nhân dân lao động.

Dựa vào Luật Ðất đai, được Quốc hội thông qua, sau bầu cử Tổng thống và sửa đổi Hiến pháp năm 2000, Chính phủ đã chia ruộng đất hoang hóa cho nông dân, đồng thời khuyến khích họ tự nguyện lập các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trồng trọt, chăn nuôi. Mỗi cộng đồng có từ năm đến bảy tổ hợp tác hoặc hợp tác xã. Chính phủ chủ trương mở ra các khu kinh tế cộng đồng không chỉ vì kinh tế, mà là vì kinh tế - chính trị, mục đích chính trị cao hơn kinh tế, bởi như V.I. Lê-nin nói, "Chủ nghĩa xã hội ở trên bàn ăn". Hiện nay, Venezuela đã xây dựng được 800 công xã. Cùng với sự phát triển cộng đồng nội sinh và cộng đồng công xã trong nông nghiệp, Venezuela đang thúc đẩy mạnh mẽ việc lập các doanh nghiệp nhà nước, các công ty lớn có Nhà nước tham gia sản xuất kinh doanh để phục vụ các cộng đồng dân cư. Song song với xây dựng các khu kinh tế cộng đồng, Chính phủ thành lập 400 doanh nghiệp nhà nước để nắm trong tay lực lượng kinh tế chủ lực phục vụ nhân dân.

Trước sự nghiệp cách mạng của nhân dân Venezuela còn rất nhiều khó khăn. Ðiều đó là tất nhiên. Hơn ai hết, những người trong Ban lãnh đạo PSUV, Bộ Chính trị PCV và rộng hơn là những người tâm huyết với Venezuela, đều biết. Cái khó lớn nhất là từ một nước tư bản chọn con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội không phải bằng việc lật đổ chính quyền cũ mà bằng cuộc bầu cử thắng lợi thì xây dựng thể chế chính trị và mô hình kinh tế mới phải như thế nào. Lý luận về con đường này, các nhà kinh điển cũng chưa nói nhiều. Tiếp tục đà thắng lợi của việc giành chính quyền kiểu này bằng phương thức gì, không ít phong trào cánh tả vẫn còn lúng túng; không khéo lại rơi vào vòng luẩn quẩn của đấu tranh nghị trường "đối lập để cầm quyền, cầm quyền lại trở thành đối lập". Chủ nghĩa xã hội là xu thế tất yếu của thời đại. Các nước vẫn tiếp tục tìm tòi, khám phá, bổ sung và hoàn chỉnh.

 

Ban Tư liệu - Văn kiện (tổng hợp)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website