Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga

Ngày thành lập của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga được coi là Đại hội I nhưng không hoạt động được.

Tại Đại hội II (1903), khi thông qua Cương lĩnh và Điều lệ, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga chia thành 2 phái: phái đa số do V. I. Lênin đứng đầu gọi là "Bônsêvich", phái thiểu số do L. Mactôp đứng đầu gọi là "Mensêvich".

Tới Đại hội VI họp ở Praha (1912), những người Bônsêvich cắt đứt quan hệ với Mensêvich, thành lập Ban Chấp hành Trung ương do Lênin lãnh đạo và Văn phòng Nga của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga để chỉ đạo các công tác trong nước, thường gọi là Đảng Bônsêvich. Đại hội VII (1918) đổi thành Đảng Cộng sản (Bônsêvich) Nga. Đại hội XIV (1925) đổi thành Đảng Cộng sản (Bônsêvich) toàn Liên bang.

Như vậy, phái thiểu số "Mensêvich" trong Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga, do L. Mactôp đứng đầu ngay từ khi thành lập về cơ bản đã bị suy yếu dần cho đến khi Cách mạng tháng Mười Nga (tháng 10 năm 1917 theo lịch cũ của Ngã) nổ ra thì tan rã.

 

TheoTừ điển Bách khoa Việt Nam

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website