Nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ IV (miền Bắc Đông Dương)

Kế hoạch quân sự mùa hè

I- Dự đoán âm mưu của địch

Nói chung mùa hè nǎm nay, địch sẽ nhằm tiến công hơn là phòng ngự (khác mùa hè nǎm ngoái). Một mặt chúng sẽ phải cho bộ đội nghỉ, nhưng một mặt chúng sẽ hành động (phần lớn bằng nguỵ binh) ở những nơi thời tiết thuận tiện, thí dụ ở Khu 4 và ở miền Nam Trung Bộ. Chúng sẽ hoạt động mạnh mẽ về chính trị, dùng chiến thuật tằm ǎn lá, để lập chính phủ bù nhìn toàn quốc. Chúng sẽ càn quét vùng đồng bằng, nhảy dù từng tốp nhỏ vào vùng cǎn cứ địa để diệt các cơ quan chỉ đạo kháng chiến, phá kho tàng, xưởng máy, chúng sẽ mở rộng tình báo để do thám, mộ thêm tân binh, cho tập nhảy dù khắp nơi, để chuẩn bị chiến dịch Thu Đông.

II- Kế hoạch đối phó của ta

Nhiệm vụ của ta là tích cực lợi dụng thời gian bổ sung bộ đội, phát triển dân quân, ở những nơi địch có thể tiến công ráo riết thì đề phòng phá các cuộc tấn công của địch. Mở rộng công tác chính trị, nhất là công tác vận động nguỵ binh, chuẩn bị mọi điều kiện đầy đủ để đẩy cuộc kháng chiến chuyển mau gấp sang giai đoạn cầm cự.

A- Việc bổ sung bộ đội

1.Tổ chức và huấn luyện

- Bổ sung bộ đội bằng các đội du kích đã trưởng thành và bằng cách tuyển lựa ở địa phương.

- Tǎng cường các đội chủ lực, tập trung thêm hoả lực.

- Tiếp tục luyện quân, đặc biệt luyện những đơn vị chiến đấu chuyên môn (Moócchiê, súng máy, v.v.).

- Kiện toàn các cấp chỉ huy, mở các trường đào tạo thêm các cán bộ (về quân sự cũng như chính trị).

2.Trang bị và cấp dưỡng

- Tiếp tế đủ lương thực cho bộ đội ở khắp các mặt trận.

- Hết sức cung cấp thuốc men và quần áo mùa nực đầy đủ cho bộ đội, nhất là bộ đội miền rừng núi, để thực hiện nhiệm vụ cho chu đáo.

3. Tích cực lợi dụng thời gian để sản xuất vũ khí (vừa cho bộ đội, vừa cho dân quân du kích).

B- Phát triển dân quân và du kích chiến tranh

1.Đường lối phát động du kích chiến tranh

- Đánh mạnh ở hậu phương địch, nếu ta có cơ sở. Gây cơ sở ở những nơi chưa có.

- Củng cố và phát triển phong trào du kích ở dọc đường giao thông đi đôi với tác chiến.

- Củng cố và phát triển du kích vùng quốc dân thiểu số Bắc Bộ và Trung Bộ.

- Đại đội độc lập giúp du kích trở nên những bộ đội địa phương.

- Lập nhiều làng chiến đấu ở đồng bằng, khu chiến đấu ở miền núi, theo những nguyên tắc: bảo vệ tài sản tính mạng dân, có chỗ rút lui, tương trợ không cô độc, có thể dùng để tác chiến được thật sự (chứ không phải chỉ có danh nghĩa).

- Gây cǎn cứ du kích.

- Dân quân du kích tham gia sinh sản để tự cung.

2. Nguyên tắc phối hợp tác chiến giữa dân quân và vệ quốc đoàn, bỏ ban chỉ huy chung theo lối cũ, tổ chức ban chỉ huy chung theo lối mới. Đại biểu dân quân tham dự hội nghị cấp chỉ huy bộ đội.

Khi ra mặt trận bộ đội phụ trách chỉ huy.

Trong trường hợp chênh lệch về số lượng, bộ đội chỉ định người chỉ huy.

Trong trường hợp cần kíp, bộ đội có quyền lấy ngay đội du kích đi tác chiến, không cần phải đợi cấp trên của đội du kích thảo luận (chi tiết về phối hợp tác chiến do Bộ Tổng chỉ huy ra huấn lệnh).

Định nguyên tắc chia chiến lợi phẩm để tránh xích mích giữa dân quân và Vệ quốc đoàn.

C- Phương châm tác chiến

Điều hoà kế hoạch cho bộ đội nghỉ với kế hoạch đánh theo các phương châm sau này:

- Diệt các cứ điểm nhỏ, thu hẹp phạm vi kiểm soát và chiếm đóng của địch (đuổi địch khỏi Cao Bằng, Bắc Cạn, Lào Cai).

- Tập trung lực lượng đánh sau lưng địch, đánh đường giao thông, diệt tề.

- Đánh những nơi trung tâm chính trị và kinh tế.

- Mở chiến trường Miên, Lào.

- Tích cực chuẩn bị phá cuộc tấn công có thể có ở khu 4, ở miền Nam Trung Bộ, ở Việt Bắc, phá chiến thuật tằm ǎn lá và càn quét các vùng dân tộc thiểu số và đồng bằng, phá chiến thuật nhảy dù. Chuẩn bị phối hợp chiến trường toàn quốc.

- Phá hoại đường sá và các nhà cửa kiên cố địch có thể dùng đóng quân ở dọc các đường giao thông chính yếu. Động viên mạnh mẽ, sắm dụng cụ đầy đủ, định kế hoạch rõ ràng. Trong vùng địch kiểm soát, bộ đội bảo vệ cho dân phá hoại. Càng tiến tới thu đông, phá hoại càng mạnh. Gây một tinh thần phá hoại liên tiếp.

D- Công tác chính trị

1.Đặc biệt phát triển võ trang tuyên truyền

a) Nhiệm vụ võ trang tuyên truyền trong mùa hè là:

- Tiến sâu vào sau lưng địch, chinh phục dân và hội tề, gây cơ sở ngay ở hậu phương địch, để dọn đường cho đại đội độc lập vào phát triển du kích chiến tranh.

- ở miền quốc dân thiểu số phải đặc biệt chú ý việc võ trang tuyên truyền để chinh phục quần chúng và làm thất bại âm mưu chiếm đóng của địch.

b) Nhiệm vụ của Hội là:

- Ném cán bộ vào các đội võ trang tuyên truyền.

- Liên lạc với các đội võ trang tuyên truyền để giữ manh mối quần chúng và ném cán bộ vào hoạt động ở những nơi đội võ trang tuyên truyền để gây được cơ sở.

2. Mở rộng công tác địch vận và đặc biệt là vận động nguỵ binh (xem Chỉ thị của Trung ương ngày 14-2-1948 về vấn đề vận động nguỵ binh).

Đ- Khuếch trương phong trào ủng hộ bộ đội và dân quân

1. Vận động các cá nhân, các đoàn thể, các cơ quan chính phủ đỡ đầu dân quân và bộ đội về vật chất và tinh thần (đỡ đầu các đơn vị đã có công, cho các đại đội độc lập, cho các đội du kích địa phương).

2.Về mùa đông kháng chiến

a) Đối với công việc mùa đông kháng chiến nǎm ngoái, kiểm soát tiền và vật liệu. Đề nghị Chính phủ ra chỉ thị rõ ràng về cách sử dụng tiền và vật liệu ấy.

b) Chuẩn bị cho việc cổ động mùa đông kháng chiến nǎm nay. Trong việc mua bán với dân chúng, bộ đội không nên để cho dân chúng hiểu lầm rằng mình tiêu phí, làm cho dân giảm lòng sốt sắng ủng hộ.

E- Đề phòng gián điệp nội gián

Kiểm soát lý lịch bộ đội, giữ bí mật nơi đóng, khi đến khi đi. Tìm kế hoạch làm sai lạc tình báo của giặc.

G- Củng cố giao thông liên lạc

Chấn chỉnh các đường giao thông, nhất là ngành liên lạc, chữa cầu, chuẩn bị thuyền ở những nơi nước ngập.

Vấn đề cải thiện dân sinh

I- Về kinh tế

A- Đối với nông dân

1. Thi hành giảm địa tô 25 phần trǎm theo đúng Sắc lệnh của Chính phủ, bỏ các thứ địa tô phụ, bỏ chế độ quá điền.

2. Dùng nhân công để phá hoại, vận tải, v.v. cho hợp lý, không phí nhân công, lừa lúc ít việc mà huy động họ đi làm công việc phá hoại, vận tải, v.v.. Các Uỷ ban kháng chiến hành chính huyện, châu làm thống kê số nhân công đã huy động để tránh sự bắt làm quá nhiều.

3. Những người bị thiệt hại về xuyên điền, thì kê khai và phải chịu trách nhiệm về sự kê khai đó. Chính phủ sẽ xét và giải quyết.

4. Chia công điền công thổ cho công bằng, đặc biệt chú ý đến các gia đình chiến sĩ Vệ quốc đoàn. Những nơi không đủ chia thì Uỷ ban kháng chiến hành chính xã quản lý lấy hoa lợi dùng vào việc công.

5. Về vấn đề ruộng đất và tài sản của Việt gian và Pháp

a) Tịch thu ruộng đất và tài sản của Việt gian (đưa ra toà án tuyên án rõ ràng). Ruộng đất thì Uỷ ban kháng chiến hành chính thu cho dân cày cấy. Còn tài sản thì tuỳ trường hợp cấp cho dân cày cấy hoặc Uỷ ban kháng chiến hành chính khu sử dụng. (Việc chia ruộng đất cho dân cày cần phải có kế hoạch đầy đủ).

b) Những ruộng đất của Việt gian bị giết hồi khởi nghĩa mà hiện các đoàn thể sử dụng, thì phải giao lại cho bên chính quyền (nhưng ruộng đất này phải hợp pháp hoá).

Chú ý:Khi tịch thu thì chỉ tịch thu của những người có tội.

c) Chính phủ tạm thời quản lý những đồn điền của Pháp.

d) Những ruộng mà trước kia các điền chủ Pháp cướp không của dân có bằng cớ rõ ràng thì trả lại cho dân.

đ) Thành lập ở mỗi đồn điền một Ban Quản trị gồm một đại biểu hành chính (huyện hoặc tỉnh), một đại biểu Bộ Canh nông, ba đại biểu tá điền. Kế hoạch của Ban Quản trị phải được Uỷ ban kháng chiến hành chính khu chuẩn y.

Nhiệm vụ Ban Quản trị là: phân phối ruộng cho dân, giúp đỡ kế hoạch cho dân cày cấy, làm thế nào khỏi bỏ đất hoang, thu hoa lợi.

Tǎng gia sản xuất:

a) Trồng trọt

- Đặc biệt trồng ngũ cốc, các thứ cây dùng để dệt vải và dùng vào kỹ nghệ. Tổ chức các trại gương mẫu để khuyến khích.

- Không bỏ đất hoang, miền núi phát thêm nhiều nương rẫy. Miền bể đắp đê những bãi tân bồi, khai ngòi ở những vùng úng thuỷ.

- Sửa chữa những kênh đào hiện có, đào thêm kênh ở những nơi cần thiết.

- Sở Canh nông nghiên cứu về hạt giống, phân bón, cải cách nông cụ để giúp dân, nghiên cứu các thứ đất từng nơi, để phân phối sự trồng trọt cho hợp.

- Giúp trâu bò và dụng cụ (lưỡi cày, cuốc, v.v.) cho những nơi thiếu.

- Các đoàn thể của dân nghèo được Chính phủ công nhận như Nông dân cứu quốc, được quyền đứng đảm bảo để tín dụng sản xuất cho vay.

b) Chǎn nuôi

- Khuyến khích tư nhân và đoàn thể tổ chức trại chǎn nuôi, Chính phủ và Sở Canh nông giúp đỡ.

- Hạn chế giết trâu bò, ngǎn ngừa thú dịch.

Bảo vệ mùa màng

a) Sửa chữa những đê, cống cần thiết cho nhà nông. Đê chỉ được đắp con trạch kiên cố, chứ không được phá và đào hố hoa mai.

b) Vệ quốc quân và du kích bảo vệ dân gặt hái và cày cấy.

c) Tổ chức gặt giúp (bộ đội, dân quân gặt giúp dân, các vùng lân cận gặt giúp nhau, không cần biết tỉnh này hay tỉnh khác).

d) Phổ biến kinh nghiệm trừ sâu, chuột, châu chấu.

71). Thuế khoá

a) Chỉ đánh các thuế chính như: thuế ruộng, môn bài, v.v. bỏ các thứ thuế lặt vặt.

b) Thuế có thể nộp bằng thóc.

c) Trừ nạn phù thu lạm bổ.

8. Phân phối sản phẩm, quỹ nghĩa sương

a) Phân phối các sản phẩm, nguyên liệu cho hợp lý (nhất là những thứ cần dùng hàng ngày), để tránh sự thừa thiếu giữa các địa phương bằng cách: hợp tác xã, tổ chức giao thông vận tải, trừ chợ đen, tổ chức nhiều chợ nhỏ.

b) Khuyến khích tổ chức nghĩa sương ở những nơi có hoàn cảnh, ấn định cách dùng nghĩa sương, dùng với ý nghĩa của nó là cho dân nghèo vay nhẹ lãi. Các cơ quan hoặc bộ đội dùng thóc nghĩa sương thì phải trả tiền.

9. Đoàn thể và Chính phủ tổ chức những cuộc hội nghị nông dân các miền gồm đại biểu nông dân, điền chủ và các nhà chuyên môn về canh nông, để nghiên cứu kế hoạch chấn hưng nông nghiệp.

B - Đối với công nhân và công chức

Thi hành luật lao động

a) Định thì giờ làm việc, định lương thích hợp với giá sinh hoạt. Định ngạch rõ ràng cho các công chức chưa vào ngạch nào. Định chế độ phụ cấp nước độc, thuốc thang khi ốm. (Công nhân tư gia thì tuỳ theo sự thoả thuận giữa chủ và thợ, xưởng to hay nhỏ mà châm chước).

b) Bảo hiểm tai nạn, bỏ chế độ cải hối thất.

c) Tổ chức tiếp tế cho công nhân các nơi tập trung đông về ǎn và mặc.

d) Tìm việc cho công nhân thất nghiệp và giúp cho công nhân hiện làm việc khác trở về với nghề cũ.

đ) Giúp cho công nhân sinh hoạt chính trị.

C - Đối với các nhà trí thức

Phải thu nạp những bậc trí thức có tài và nói chung là phải tìm việc làm cho tất cả các nhà trí thức.

D - Đối với các nhà tư sản, điền chủ

1. Mở nhiều chợ nhỏ để cho việc buôn bán được dễ dàng.

2. Giải quyết vấn đề tiền rách và tiền lẻ.

3. Khuyến khích các nhà tiểu công nghệ kinh dinh, giúp các tiểu chủ tìm nguyên liệu, quảng cáo sản phẩm, tổ chức vận tải giao thông để tiêu thụ hàng hoá. Chính phủ góp vốn cùng kinh dinh các ngành tối cần cho đời sống nhân dân và cổ động dùng nội hoá.

4. Những người có tài sản trong vùng địch kiểm soát mà được một cá nhân hay một đoàn thể nào bảo đảm thì được tín dụng sản xuất cho vay.

5. Giúp đỡ điền chủ tiếp tục cày cấy và Chính phủ đảm bảo việc thu địa tô.

Đ - Đối với đồng bào thiểu số

1. Giúp đỡ trong việc trồng trọt

- Khuyến khích phá nương, phá rẫy, giúp đỡ kế hoạch cải cách dụng cụ, giúp hạt giống, dạy bón phân, cổ động cấy hai mùa.

- Tìm cách giảm bớt sự lấy nhân công, để đồng bào thiểu số có thể làm ǎn. Khi lấy nhân công nên cho cơm ǎn.

- Phổ biến nghề dệt vải, cán bông, v.v..

- Khuyến khích trồng rui (?), cây dâu.

2. Chǎn nuôi

- Giúp đỡ tổ chức các trại nuôi bò, dê, lợn, ao nuôi cá.

- Lập trại chǎn nuôi kiểu mẫu.

3. Tiếp tế: nhất là thóc, gạo, muối, vải, dụng cụ làm ruộng, thuốc lào.

4. Về việc học hành

- Mở thêm trường tiểu học. Đặt chữ Latinh cho đồng bào thiểu số.

- Phát triển bình dân học vụ, đào tạo cán bộ bình dân học vụ người địa phương.

- Cung cấp học bổng cho một số học sinh người thiểu số.

5. Gây đời sống mới: phổ biến vệ sinh thường thức (đào giếng, làm chuồng trâu xa nhà ở, cách nuôi con, bài trừ mê tín hủ tục).

II - Xã hội

1. Tổ chức trường dạy phổ thông về y tế và cô đỡ. Mở nhiều phòng chữa bệnh, phòng bán thuốc, nhà hộ sinh ở thôn quê. Phòng bệnh tả, bệnh đậu và các bệnh phát sinh trong mùa hè.

2. Chữa bệnh hoa liễu do địch gây ra. Tổ chức vệ sinh chung (đào giếng, quét đường, sửa sang ao hồ ở thôn quê, đặt thể lệ giữ gìn vệ sinh ở các chợ).

3. Tiếp tục giúp các gia đình tản cư di cư, để họ đi tới sống tự túc (chú ý giúp các trại tản cư).

4. Giúp đỡ các nơi bị tàn phá (lúa, gạo, trâu bò, dụng cụ để cày cấy, thuốc men, làm nhà cửa).

III - Vǎn hoá

1. Chỉnh đốn giáo dục, sửa chữa lại chương trình giáo dục các cấp, Chính phủ mở thêm trường (tiểu học, trung học, đại học) và khuyến khích tư nhân mở trường tư.

2. Về bình dân học vụ

a) Bình dân học vụ tiếp tục quét nạn mù chữ.

b) Đi đến bình dân học vụ bổ túc, dạy kiến thức phổ thông.

c) Không công chức hoá giáo viên bình dân học vụ, nhưng tuỳ theo địa phương mà thù lao cho giáo viên.

d) Đào tạo giáo viên cho hợp với các lớp học viên.

đ) Các đoàn thể phải định một thời gian tất cả các đoàn viên đều phải biết chữ. Gây sự ganh đua giữa các làng, các nhà máy, các bộ đội, để thủ tiêu nạn mù chữ.

e) Khuyến khích chế độ học phẩm.

g) Các xã tự túc về quỹ bình dân học vụ. Nhưng Chính phủ cần giúp tiền thêm cho bình dân học vụ Trung ương để in các sách báo cần thiết.

Về cuộc vận động "Thi đua ái quốc"

Cuộc vận động "thi đua ái quốc" cốt để thực hiện đẩy các ngành sinh hoạt trong nước, trong và ngoài Hội, đạt đến những kết quả tốt đẹp, theo mục đích phụng sự Tổ quốc, phụng sự kháng chiến.

Từ sau các thắng lợi Việt Bắc, phong trào thi đua đã nhóm ở vài ngành. Cuộc vận động "thi đua ái quốc" làm cho tinh thần phấn khởi cách mạng bao quát khắp các ngành, để cho công cuộc trường kỳ kháng chiến tiến đều mọi mặt, không lệch lạc.

I - Những nơi nào thi đua?

Ngoài Hội thì thi đua giữa các xã, các xưởng máy, các công sở, các đơn vị bộ đội, các nhà, các cá nhân, các địa phương.

Trong Hội thì thi đua giữa các đồng chí, giữa các chi bộ, giữa các bộ và các ban chuyên môn. Các đoàn thể và các cơ quan của đoàn thể cũng thi đua.

a) Các xã thì thi đua về mức sản xuất (nông nghiệp và tiểu công nghệ), về bình dân học vụ, đời sống mới (trừ cờ bạc, trộm cắp, hủ tục), về các phương diện tổ chức, về dân quân.

b) Các xưởng máy thi đua về mức sản xuất, nǎng lực chuyên môn của thợ, dụng cụ, máy móc, địa điểm, sáng tạo, v.v. về tổ chức sinh hoạt, ǎn, ở, sống tập đoàn, hợp tác xã, tương tế, bình dân học vụ, học tập, đoàn kết. Về tổ chức chính trị và công đoàn: chi bộ phát triển ảnh hưởng của công đoàn; về việc bảo vệ nhà máy và đào tạo thợ chuyên môn.

c) Các công sở thi đua về công việc, về học tập chính trị, vǎn hoá, chuyên môn, về dân vận, về tǎng gia sản xuất, về tổ chức, về bảo vệ, về tài liệu và vật liệu.

d) Các trường học thi đua về giáo dục, trí dục, đức dục, tổ chức học sinh, tǎng gia sản xuất, dân vận.

đ) Các đơn vị bộ đội, dân quân, du kích thi đua về luyện quân, tác chiến, công tác chính trị (địch vận, dân vận, công tác nội bộ), tǎng gia sản xuất, kỷ luật (dân quân du kích thì thi đua thêm về phát triển và võ trang).

e) Các gia đình thì thi đua về tǎng gia sản xuất, về tình thân ái, vệ sinh, tham gia kháng chiến, biết chữ, bài trừ hủ tục.

g) Các cá nhân thì thi đua về làm việc, đức tính và học tập.

h) Các khu thi đua về mọi mặt: quân sự, chính trị, hành chính, kinh tế, vǎn hoá, xã hội, về công tác trong vùng địch kiểm soát (phá tề, phá kinh tế địch, gây cơ sở Hội trong các tổ chức quần chúng).

Trong Hội thì các đồng chí thi đua về công tác, tinh thần đạo đức, và học tập, các chi bộ và các cấp uỷ thi đua về các phương diện phát triển và củng cố sinh hoạt, lãnh đạo, đoàn kết, học tập và đào tạo cán bộ, các bộ và ban chuyên môn cũng sẽ thảo một kế hoạch thi đua.

Các đoàn thể thi đua về phát triển và củng cố, về công tác kháng chiến và kiến quốc: du kích, phá hoại, làng chiến đấu, tiếp tế vận tải, tǎng gia sản xuất, bình dân học vụ, đời sống mới, về sinh hoạt (kể cả đóng nguyệt phí), về đoàn kết nội bộ và học tập.

Các cơ quan của đoàn thể thì thi đua về thực hiện các công tác đoàn thể đã giao cho, về dân vận, về tǎng gia sản xuất (tuỳ điều kiện thực tế), về học tập, về quân sự hoá các cơ quan. Mỗi đoàn thể cần có một khẩu hiệu vận động trong mỗi đoàn thể, sự thi đua giữa các cấp bộ tương đương cũng tương tự như sự thi đua giữa các khu.

(Chú ý tổ chức cả việc thi đua trong các nhà tù).

II - Lãnh đạo phong trào thi đua thế nào?

A - Việc tổ chức

1. ở cấp xã: Trong Hội nếu chi bộ lớn có thể lập một ban thi đua; ngoài Hội lập một Uỷ ban thi đua có đại biểu chính quyền và đại biểu của các đoàn thể. Có đại biểu cấp trên xuống giúp ý kiến và dìu dắt. Kế hoạch thi đua nên đưa hội đồng nhân dân cấp xã thông qua.

2. ở cấp khu và các cấp: Trong Hội có một ban thi đua gồm đại biểu của khu uỷ và đại biểu cho các ban chuyên môn. Tiểu ban tuyên truyền cổ động do Ban Tuyên huấn phụ trách, Tiểu ban kiểm tra do Ban Kiểm tra của Khu uỷ phụ trách. Ngoài Hội, toàn khu có một Uỷ ban thi đua cũng như ở cấp xã nhưng mời thêm đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân và các ban chuyên môn. Có hai tiểu ban: - Tiểu ban tuyên truyền có đại biểu Sở Thông tin và đại biểu Ban Tuyên truyền các đoàn thể; - Tiểu ban Kiểm tra, trong đó có một Ban kiểm tra của các ngành chuyên môn.

3. ở cấp trung ương có một uỷ ban thi đua của Chính phủ và một ban thi đua của Trung ương.

B - Tuyên truyền cổ động

Dùng những phương pháp sau này:

- Các báo bắt buộc có mục thi đua.

- Tổ chức mít tinh, ca kịch, bầy tranh ảnh.

Khẩu hiệu:

- Thi đua là đoàn kết, đoàn kết là thi đua.

- Thi đua là kiến quốc.

- Thi đua thắng lợi là kháng chiến thắng lợi.

- Thi đua để đủ ǎn, đủ mặc.

- Thi đua để thắng giặc.

- Yêu nước phải thi đua.

- Dùng báo tường, nói chuyện để giải thích.

- Lập các đội xung phong gồm có những người trong Hội và ngoài Hội.

- Triển lãm lưu động. Hội chợ nông sản và thủ công nghiệp.

- Tập trung nǎng lực thi đua vào một số xã kiểu mẫu.

- Chú ý cho cán bộ về giúp những xã kém quá.

- Duy trì tinh thần hǎng hái, báo kết quả các nơi cho nhau biết.

- Đặt giải thưởng nhỏ ở địa phương.

- Tổ chức những cuộc thách nhau giữa các xã.

- Cử phóng viên các báo đi điều tra về vấn đề thi đua và viết bài.

- Các cấp trên gửi lời khen ngợi và các xã khác gửi lời hoan nghênh.

- Nêu gương các vị anh hùng (như anh hùng lao động, anh hùng du kích, v.v.).

- Tổ chức thi đua ở các làng đặc biệt: làng nghèo nhất, làng giàu nhất, làng công giáo, làng thiểu số.

- Huy động các vị lão thành, các em nhi đồng và các chị em phụ nữ khuyến khích thi đua.

- Tổ chức ngày phát động: mít tinh, rước đuốc, v.v..

- Tổ chức các cuộc họp ban thi đua toàn xã, toàn huyện, toàn tỉnh.

III - Cách chấm thi ở ngoài hội

1. Ban thi đua phải kiểm tra kết quả.

2. Lập ban chấm thi các đại biểu chính quyền, đại biểu các đoàn thể, đại biểu các cấp dưới, các vị đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Hội đồng nhân dân các tỉnh, các vị thân sĩ, các nhà chuyên môn.

3. Nên có những cuộc hội nghị rộng rãi để nhận xét về kết quả các cuộc chấm thi và chuẩn y.

4. Vận động xin các giải thưởng của các cơ quan chính quyền, của các đoàn thể, các tư nhân hoặc của các đơn vị thi đua chung nhau.

IV - Cách chấm thi ở trong Hội

Khi nào chấm thi thì các Ban thi đua cấp trên mời thêm đại biểu các Ban cấp dưới của Hội để cùng chấm thi cho được công bình và xác đúng.

V - Thời hạn thi đua và ngày phát động

1. Thời hạn: 1 nǎm.

2. Ngày phát động: 19-8-1948 (kỷ niệm 1.000 ngày kháng chiến).

Công tác trong vùng địch kiểm soát và chiếm đóng

Mặt trận dần dần lan rộng, nên công tác trong vùng địch kiểm soát và chiếm đóng đã trở thành một bộ phận rất quan trọng trong toàn bộ công tác của Hội ta.

Hiện tại công tác ấy phải nhằm mục đích giữ vững và nâng cao trình độ giác ngộ và tinh thần quyết chiến của dân, lập lại và làm kiên cố các tổ chức quần chúng và của Hội, làm rối ren và tan rã hàng ngũ địch, phá chính quyền địch, lập lại chính quyền ta.

Muốn được thế, cần thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây:

I - Tuyên truyền cổ động

Hướng chính trong việc tuyên truyền cổ động trong vùng địch kiểm soát và chiếm đóng là: chống mưu mô chia rẽ, bóc lột, áp bức dã man của địch, đề cao uy tín Chính phủ ta, gây lòng cǎm phẫn trong dân chúng, làm tan rã hàng ngũ địch, dựa vào những thành tích của quân đội quốc gia và dân quân du kích, vạch rõ chỗ mạnh của ta, chỗ yếu của địch, để tǎng gia tin tưởng ở khả nǎng kháng chiến của dân tộc, giữ vững đại đoàn kết. Trong việc tuyên truyền giác ngộ nhân dân, đặc biệt chống tinh thần cầu an, phải nâng cao tinh thần quyết tâm kháng chiến của dân, để quấy rối hậu phương địch, rút hẹp "khu vực an toàn" của địch, mở rộng du kích chiến tranh ở các vùng địch chiếm đóng.

Hình thức tuyên truyền phải hết sức linh động: cờ, truyền đơn, bươm bướm, tranh ảnh, diễn thuyết, võ trang, kinh lý, v.v.. Đưa sách báo vùng tự do vào lưu hành, đồng thời muốn cho phổ cập thì phải tìm những bản tin vắn tắt, xuất bản những sách cỡ nhỏ đặc biệt cho vùng địch kiểm soát và chiếm đóng.

Tài liệu tuyên truyền phải kịp thời, linh động, ngắn, dễ đọc.

Tìm mọi cách ngǎn cản, phá các cuộc mít tinh, biểu tình giả hiệu của giặc bày ra như những cuộc hội họp hoan hô Bảo Đại, tiếp đón Bôla và bọn tay sai bù nhìn. Phá các cơ quan ngôn luận, tuyên truyền của địch, nhưng nếu có thể được thì cũng lợi dụng những cơ quan ấy tuyên truyền cho ta, hoặc dựa vào điều kiện hợp pháp xuất bản các sách báo của ta ngay trong vùng địch kiểm soát hay chiếm đóng.

Thuật tuyên truyền cổ động trong vùng địch kiểm soát và chiếm đóng là: lấy ngay những hành động dã man thực có của địch mà vạch mặt địch (cướp tài sản, khủng bố, hãm hiếp, bắt phu, bắt thuế, v.v.) dựa vào các hứa hẹn giả nhân, giả nghĩa của địch và của bọn bù nhìn mà gây phong trào chống chúng và rất nên dùng những hành động táo bạo để giữ vững và nâng cao tinh thần dân chúng giữa lúc địch khủng bố gắt gao, một lá cờ, một chuyến truyền đơn và một cuộc hành quân của ta trong vùng địch kiểm soát và chiếm đóng đem lại những kết quả rất rõ rệt.

Các Uỷ ban kháng chiến hành chính các liên khu phải có một quỹ đặc biệt dùng vào việc thông tin tuyên truyền trong vùng địch kiểm soát và chiếm đóng.

II - Tổ chức

Chống xu hướng hữu khuynh, vì muốn giữ vững tổ chức mà thủ tiêu tranh đấu và nhất là chống xu hướng tả khuynh, tranh đấu bừa bãi làm tan rã tổ chức, làm cho địch để ý đề phòng, rất khó gây dựng lại phong trào.

Về phương diện tổ chức, công tác của ta có hai phần: phá các tổ chức của địch, gây dựng và củng cố cơ sở tổ chức quần chúng hội và chính quyền của ta.

1.Phá các tổ chức của địch

Đối với bọn mang danh "Quốc dân Đảng", "Mặt trận quốc gia thống nhất", "Đảng bảo hoàng", "Phục quốc", "Xã nông lao công", "Quốc gia kiến thiết liên hiệp hội", "Nông dân hiệp hội", "Hội công giáo ủng hộ Bảo Đại", v.v. phải hết sức phá. Phải vạch rõ ý định bán mình, bán nước đê hèn của bọn chúng để nhân dân phỉ nhổ và tẩy chay. Gây mâu thuẫn trong bọn chúng. Khi cần phải trị ít tên cầm đầu để làm gương. Kinh nghiệm vài nơi thì hình thức viết thư thuyết phục cá nhân cũng có thể đưa đến kết quả tốt. Đối với quần chúng lầm theo chúng, phải tuyên truyền thuyết phục và lôi kéo về ta. Cho đồng chí ta trung thực chui vào hàng ngũ của chúng để phá.

Đối với các hội phổ thông (đá bóng, ca nhạc, v.v.) mà địch lập ở các làng mà chúng mới chiếm đóng hoặc kiểm soát cốt là để dụ dỗ dân, nhất là thanh niên; ta phải cổ động dân đừng gia nhập và phá ngay các hội ấy khi mới phôi thai. Nhưng ở các thành phố, đôi khi ta có thể chui vào công tác trong các hội phổ thông ấy. Có khi lại chính ta đứng ra lập các hội phổ thông để dựa vào đấy tuyên truyền được dễ dàng.

Đối với chính quyền bù nhìn và các tổ chức quân sự hay bán quân sự của địch lập ra ở các nơi, cần thi hành đúng Chỉ thị phá Hội tề của Trung ương ngày 19-1-1948 và Chỉ thị vận động nguỵ binh ra ngày 14-12-1948.

2.Gây dựng các tổ chức của ta

a) Các tổ chức quần chúng tại các nơi địch đương càn quét thì nên duy trì những nhóm Việt Minh trung kiên hay các tiểu tổ bí mật. Khi chúng khủng bố gắt gao thì các tổ chức trên mở rộng dần ra thành những tiểu tổ các giới như thanh niên, phụ lão, v.v.. Khi tình hình tạm yên hãy mở rộng các tổ chức các giới và tổ chức Việt Minh như cũ.

Những nơi nào Hội cứu quốc và Việt Minh ít được tín nhiệm thì phải đề ra những hình thức tổ chức mới (có khi chỉ là một hội đá bóng) để thu nạp quần chúng được dễ dàng.

Chú ý đề phòng bọn Việt gian chui vào phá các tổ chức quần chúng nhất là phải giáo dục và đề phòng sự tráo trở của một số lưu manh.

b) Tổ chức chính quyền: Cố gắng lập lại và củng cố chính quyền ở các vùng địch kiểm soát và chiếm đóng. Làm cho chính quyền ấy có quyền hành thực sự, có công tác thực tế chứ không phải chỉ tượng trưng. ởnhững nơi khó khǎn thì nên duy trì một người đại biểu, để tiện việc lập lại bộ máy sau này.

c) Tổ chức Hội: ở những thôn vẫn lấy xã mới làm đơn vị tổ chức, ví dụ như vùng tự do, chi bộ phải có tiểu tổ ở các thôn, tiểu tổ đông quá thì đổi thành phân chi, phân chi sẽ chia ra làm nhiều tiểu tổ. Tránh tổ chức những chi bộ ghép, và chỉ nên sinh hoạt tiểu tổ, tránh những cuộc sinh hoạt toàn chi. Phải theo đúng nguyên tắc bí mật, canh gác cẩn thận và hội họp ngắn giờ.

Bắt đầu từ bây giờ, chi bộ nào cũng phải hạn chế số đồng chí ra làm việc công khai, dự trữ một bộ phận bí mật phòng khi mặt trận lan tới có người có thể làm việc được. Dù hoàn cảnh khó khǎn thế nào, chi bộ cũng phải bám lấy địa phương mà hoạt động. Trong trường hợp toàn thể các đồng chí bị lộ không hoạt động được nữa, thì chi bộ có thể hợp nhất vào một chi bộ khác. Không nên để các chi bộ bị lộ kiểu cũ mà không có quần chúng như một vài chi bộ ở Bình Trị Thiên.

Các chi bộ cần liên lạc ngang với các chi bộ lân cận để có sự tương trợ. Chú ý là phải liên lạc theo nguyên tắc gián tiếp hay bằng dấu hiệu để được bí mật.

Các Ban chấp hành huyện, tỉnh cũng bắt buộc phải bám lấy địa phương mình để lãnh đạo phong trào. Các tiểu ban và vǎn phòng phải đơn giản, quân sự hoá để dễ dàng lưu động.

d) Tổ chức quân sự: Tổ chức những tiểu tổ du kích bí mật; củng cố những bộ đội du kích sẵn có (cẩn thận những đội có lẫn lưu manh).

III - Tranh đấu

Mục đích tranh đấu là: bênh vực các quyền lợi thiết thực của quần chúng, và phá chính quyền bù nhìn.

Các khẩu hiệu tranh đấu là: chống bóc lột vơ vét khủng bố, chống bắt phu bắt lính, chống nộp thuế, chống lập hội tề.

Hình thức tranh đấu phải tuỳ từng thời kỳ, tuỳ sự giác ngộ cao hay thấp của địa phương mà quyết định, từ những hình thức thấp như làm đơn, khất lần, lười công, v.v. đến những hình thức cao như kéo lên vị trí địch, ỳ ra không làm, không nộp, không đi biểu tình cho địch, cho đến võ trang đánh lại địch. Những tiểu tổ du kích bí mật phải tiêu diệt những bộ phận lẻ tẻ của địch.

Chú ý: Khi tinh thần quần chúng đã khá và có chút ít võ trang thì nên phối hợp các hình thức tranh đấu chính trị với quân sự thì tranh đấu mới đi đến kết quả tốt. Thỉnh thoảng cần có những ngày tổng động viên tranh đấu, để gây một phong trào tranh đấu rầm rộ.

IV - Vấn đề cán bộ

Hoạt động trong vùng địch kiểm soát và chiếm đóng cần phải có một số cán bộ rất trung thành, hy sinh và có kinh nghiệm công tác bí mật.

Chú trọng đào tạo cán bộ địa phương. Tại các thành phố cán bộ phải có công ǎn việc làm để khỏi bị lộ. Phải huấn luyện công tác bí mật cho cán bộ, trao đổi kinh nghiệm giữa các vùng địch kiểm soát và chiếm đóng với nhau, và trao đổi với vùng tự do, để cho cán bộ vùng tự do khỏi lúng túng, bỡ ngỡ khi mặt trận lan tới.

Một phần chính phải đánh tan bệnh chủ quan, công khai khinh thường công tác bí mật, làm cho thất bại đau đớn về tổ chức, nhưng một mặt cũng phải đánh đổ xu hướng trái lại, là ở các vùng tương đối dễ, cán bộ cũng cứ giữ bí mật như hồi đế quốc trước, không dám dùng những hình thức tổ chức và tranh đấu công khai hay bán công khai để mau chóng phục hưng phong trào.

V - Vấn đề dân sinh

Ở những nơi trước đã bị địch kiểm soát, hoặc chiếm đóng, nhưng ta đã lập lại được chính quyền, thì cần chú ý ngay đến vấn đề dân sinh, để cho uy tín của Chính phủ ta càng sâu sắc trong các giới đồng bào.

Tiếp tế thóc, muối, trâu bò, vải, lập quỹ cứu tế chiến tranh. Giúp dân làm lại nhà cửa, mua súc vật dùng hằng ngày để sống và để trồng tỉa làm ruộng. Tránh giồng những thứ địch có thể cướp ǎn được như khoai tây, cà rốt. Mở lại bình dân học vụ và các trường tiểu học. Ngǎn ngừa các bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh hoa liễu do địch rải ra, v.v..

Ở các vùng địch lập được chính quyền của chúng, phương pháp mưu quyền lợi thiết thực cho nhân dân tức là cuộc tranh đấu kinh tế hoặc chính trị hằng ngày tức là cuộc vũ trang tranh đấu, du kích chiến tranh để đánh đổ chính quyền địch, lập lại chính quyền ta. ở đây phương pháp cứu tế, tiếp tế chỉ dùng trong vài trường hợp đặc biệt.

Công tác Việt Minh và Liên Việt

I - Việt Minh

A - Chấn chỉnh các tổ chức Việt Minh

1. Chú ý củng cố và phát triển thống nhất các tổ chức cứu quốc như Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, tới khu để đi tới thống nhất toàn quốc.

2. Thanh niên cứu quốc tham gia vào Đoàn thanh niên Việt Nam và Phụ nữ cứu quốc tham gia vào Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

a) Các hội viênthanh niên cứu quốc và phụ nữ cứu quốc phải làm mọi công tác của Đoàn thanh niên Việt Nam và Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

b) Ngoài ra Thanh niên cứu quốc và Phụ nữ cứu quốc còn có sinh hoạt riêng, nhưng những kỳ sinh hoạt riêng ấy chỉ để làm những công tác có tính chất riêng của Mặt trận Việt Minh và là trụ cột thúc đẩy mọi công tác của Đoàn thanh niên Việt Nam và Liên hiệp phụ nữ.

c) ở các địa phương đồng bào miền núi thì cứ để Thanh niên cứu quốc và Phụ nữ cứu quốc có lợi hơn.

d) Nguyệt phí đóng cho Đoàn Thanh niên Việt Nam và niên phí đóng cho Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thì Ban chấp hành Phụ nữ cứu quốc huyện và Thanh niên cứu quốc huyện thu nguyệt phí của hội viên cứu quốc toàn huyện một tháng đóng cho Thanh niên Việt Nam và Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong một nǎm.

3. Thống nhất chương trình điều lệ các giới (Tổng bộ phụ trách).

4. Tổ chức các lớp huấn luyện, đặc biệt là huấn luyện các ban chấp hành.

5. Phát huy đặc tính của mỗi giới, ấn định công tác chính cho từng giới.

6. Những tổ chức lặt vặt không nên thống nhất lên toàn tỉnh, toàn huyện, toàn khu.

Các tổ chức như Phật giáo cứu quốc, Việt Nam cứu quốc, Công giáo cứu quốc, Công thương cứu quốc, v.v. thì nên thu hẹp lại hay đưa sang một tổ chức khác.

7. Với Dân chủđảng

a) Chấn chỉnh lại tổ chức đảng dân chủ, cho cán bộ dân chủ trở về họp Dân chủ đảng, Ban T.N Dân chủ đảng liên lạc mật thiết với các khu.

b) Chú trọng củng cố hơn phát triển.

c) Chú ý đến tầng lớp trí thức, tư sản, địa chủ.

d) Cho cán bộ vào những thành phố tạm bị chiếm đóng.

B - Chấn chỉnh các cấp bộ Việt Minh

1. Tích cực mở rộng Uỷ ban Việt Minh các cấp. Đưa thân hào, thân sĩ ngoài Hội vào (nhưng cẩn thận đừng kết nạp bừa bãi).

2. Đặc biệt chú trọng Việt Minh cấp xã, các cấp Việt Minh huyện, tỉnh chú ý giúp đỡ cấp xã trong công tác lãnh đạo, các giới cử số đại biểu ngang nhau vào các Uỷ ban Việt Minh xã (trừ trường hợp đặc biệt).

3. Thành lập và chấn chỉnh Việt Minh đoàn trong các cơ quan hành chính, Hội đồng nhân dân, lập các chi Việt Minh trong các ngành chuyên môn.

4. Các cấp bộ Việt Minh mở các cuộc hội nghị rộng rãi, mời các vị thân hào, thân sĩ ngoài tham dự để động viên tinh thần và phát triển tổ chức.

C - Việt Minh đoàn

1. Chấn chỉnh Việt Minh đoàn các cấp.

2. Liên lạc giữa các cấp Việt Minh với các ngành chuyên môn, chính quyền để vận động dân chúng nỗ lực tham gia các công việc (Nông dân cứu quốc tham gia vào các tiểu ban canh nông các cấp).

3. Các cấp bộ không nên bao biện công tác, làm cho Việt Minh đoàn mất tính chất tự động của nó.

D - Đào tạo cán bộ

1. Tổng bộ mở những lớp huấn luyện cho cán bộ tỉnh, tỉnh mở những lớp huấn luyện cho các huyện hay xã.

2. Soạn những tài liệu phổ thông nhất là những tài liệu đặc biệt cho cán bộ miền núi.

3. Thống nhất chương trình huấn luyện các cấp.

4. Chú ý đào tạo cán bộ địa phương, nhất là Việt Bắc.

E - Việt Minh miền núi

1. Chỉ để những tổ chức Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Nhi đồng, ngoài ra có thể tổ chức hợp tác xã, các lớp học chữ. Nhưng không nên bầy ra quá nhiều hình thức, không thích hợp với trình độ thấp kém của đồng bào miền núi.

2. Các giới chỉ nên thống nhất đến xã, và bầu một Uỷ ban Việt Minh huyện.

3. Chú trọng tổ chức đồng bào Mán, Mường.

4. Anh em bộ đội tổ chức đồng bào miền núi trong khi di chuyển và phải giới thiệu với cấp bộ Việt Minh địa phương.

F - Tổ chức Việt Minh và những tổ chức khác trong vùng địch chiếm đóng

1. Tổ chức tiểu tổ hay Uỷ ban Việt Minh gồm các giới thanh niên, phụ nữ, v.v. khi tiểu tổ phát triển sẽ chia thành từng giới.

2. Tổ chức những gia đình Việt Minh, do cán bộ trực tiếp liên lạc (dùng làm cơ quan).

3. Những đoàn viên cứu quốc hội cũ cũng tổ chức thành tiểu tổ sau khi đã điều tra kỹ.

4. Nếu có thể thì tổ chức ra thành nhiều hình thức phổ thông có tính chất xã hội, tương tế để thu hút quần chúng.

5. Lợi dụng chui vào làm việc (ở các đô thị) trong các tổ chức công khai, thông thường của địch.

6. Tuyệt đối không được lợi dụng hình thức chính trị của địch.

7. Chú ý huấn luyện công tác bí mật cho cán bộ.

II - Liên Việt

1. Lấy cơ sở là xã, đặc biệt chú ý Liên Việt cấp xã.

2. Để Liên Việt làm những công tác trước đây Việt Minh làm, Việt Minh là lực lượng chính, chủ trương và thúc đẩy, Việt Minh chỉ làm những công tác riêng đặc biệt của Việt Minh như huấn luyện.

3. Hội viên Liên Việt cấp xã sinh hoạt toàn thể một tháng một lần. Cán bộ sẽ nói về vấn đề thực tế trong xã, cải thiện đời sống nhân dân, về công tác kháng chiến.

4. Tổ chức các tiểu ban tuyên truyền, huấn luyện lưu động và các cuộc hội nghị cán bộ Liên Việt để phát triển Liên Việt.

5. Mở những lớp huấn luyện đào tạo cán bộ Liên Việt, mời các vị giáo sư, luật sư, bác sĩ mở những buổi diễn giảng. (Trong công tác tuyên truyền đôi khi nên dùng chữ Hán).

6. Liên Việt không nên tổ chức trong vùng dân tộc thiểu số.

III - Liên quan giữa Việt Minh và Liên Việt

1. Các đoàn thể trong Mặt trận đã tuyên bố tham gia Liên Việt.

a) Đoàn thể tham gia Liên Việt tức là các đoàn viên có chân trong Liên Việt.

b) Đối với những hội viên cứu quốc bị khai trừ, vì khả nghi, Liên Việt không nên kết nạp.

2. Các cấp Việt Minh tham gia Liên Việt (là một bộ phận của Liên Việt).

a) Các cấp Việt Minh cử người tham gia Ban chấp hành Liên Việt tương đương.

b) Các hội viên cứu quốc phải tham gia sinh hoạt của Liên Việt, làm mọi công tác của Liên Việt (không sợ có sự lẫn lộn trong công tác Việt Minh và Liên Việt).

c) Niên liễm: Cấp Việt Minh huyện đóng hẳn một kỳ nguyệt phí của mình cho Liên Việt. (Chú thích: Ban Chấp hành Việt Minh huyện, thu nguyệt phí của hội viên cứu quốc toàn huyện một tháng đóng cho Liên Việt huyện làm tiền niên phí của Liên Việt).

Vấn đề tổ chức trong Hội

I - Vấn đề phát triển hội

A - Phương hướng phát triển chung

1. Phát triển ở các vị trí quân sự quan trọng, đường giao thông, vùng dân tộc thiểu số, vùng địch kiểm soát (chú ý cơ sở kinh tế của địch như: xe lửa, mỏ, nhà máy), trong các binh công xưởng, trong các ngành chuyên môn, trong chính quyền.

2. Tiến tới các xã có chi bộ, các thôn có tiểu tổ.

Chú ý:     - Tránh bệnh dễ làm khó bỏ;

- Tránh lối tổ chức từng "khoá" do các địa phương tự định.

B - Phương hướng phát triển đặc biệt từng Liên khu

1. Liên khu 1: Chú ý nhất là các tỉnh biên giới, các đường số 1, 3, 4, công nhân xe lửa, các vùng mỏ Hồng Gai, và các dân tộc Mán, Nùng, Hoa kiều.

2. Liên khu 10: Các tỉnh biên giới nhất là miền Tây Bắc, các đường giao thông nhất là thủy và bộ (đò sông Lô, đường Phú Thọ - Tuyên Quang, Hà Giang - Tuyên Quang, Lào Cai - Phú Thọ, v.v.).

3. Liên khu 3: Các đô thị lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, đường số 1, số 5, vùng Công giáo, Mường Hoà Bình).

4. Liên khu 4: Vùng Mường Thanh Hoá, đặc biệt là biên giới Lào, thành phố Huế.

II - Vấn đề củng cố Hội

A - Chi bộ

1. Nguyên tắc chung:

- Làm cho chi bộ tự động công tác, lãnh đạo được xã.

- Tất cả mọi mặt công tác của Hội (tuyên truyền, huấn luyện, tổ chức, v.v.) đều hướng về "xây dựng chi bộ".

2. Kế hoạch

- Các chi bộ có chín đồng chí trở lên phải bầu chi uỷ chính thức, Chi bộ chính thức có quyền kết nạp đồng chí hội viên mới.

- Tất cả các chi uỷ và các đồng chí chi bộ đều phải được huấn luyện trong nǎm nay để biết cách làm việc.

- Thống nhất chương trình huấn luyện cho chi bộ và chi uỷ. Đặt chương trình huấn luyện riêng cho chi bộ và chi uỷ miền dân tộc thiểu số.

- Viết một cuốn công tác chi bộ cho tất cả các chi bộ.

- Viết tài liệu phổ thông hợp với trình độ chi bộ.

- Cán bộ huyện phải tránh bệnh bao biện, phải giao công việc và dìu dắt các chi bộ.

3. Định rõ thế nào là chi bộ đặc biệt?

Chi bộ có tính chất quan trọng đặc biệt trong các ngành kinh tế, chính trị, quân sự do Trung ương thừa nhận. Còn các chi bộ khác là chi bộ thường (chi bộ cơ quan và chi bộ công sở). (Sửa lại Nghị quyết Trung ương về việc thành lập chi bộ đặc biệt).

B - Định nghĩa thế nào là "chất lượng"?

Xét chất lượng đồng chí phải cǎn cứ vào ba điều chính:

- Tinh thần,

- Nǎng lực,

- Tư cách.

Hai điểm trên là cǎn bản. Về điểm nǎng lực phải châm chước với các đồng chí chi bộ, nhất là các đồng chí dân tộc thiểu số (nǎng lực có thể là chịu khó làm việc).

Trái lại, đối với các đồng chí chỉ đạo điểm ấy phải chú ý nhiều.

C - Các cấp uỷ

1. Số người: - Chi uỷ từ 3 đến 5.

- Huyện uỷ từ 3 9.

- Tỉnh uỷ từ 3 11.

- Khu uỷ từ 3 15.

Tất cả các cấp uỷ đều phải có bí thư, phó bí thư và uỷ viên dự khuyết.

2.Thành phần:

- Tránh lối phối hợp các ngành chuyên môn để lập thành cấp uỷ.

- Chú ý thành phần công nhân, phụ nữ, dân tộc thiểu số.

- Chú ý đến tuổi hội trong cấp bộ.

3. Quyền hạn của các uỷ viên dự khuyết: có quyền thảo luận, đề nghị, không có quyền biểu quyết.

4. Trong lúc bầu hoặc chỉ định các cấp uỷ không nên chỉ bầu hoặc chỉ định những đồng chí chuyên công tác hội mà phải chú ý đến cả các đồng chí công tác chính quyền hoặc trong các ngành chuyên môn vào cấp uỷ nếu các đồng chí ấy xứng đáng.

5. Cán bộ các cấp: mỗi cấp cần quy định rõ số cán bộ giúp việc mình, cǎn cứ vào nǎng lực, thành tích, tư cách (cán bộ trung ương, cán bộ khu, tỉnh, huyện và xã).

6. Quyền ứng cử và biểu quyết trong các đại biểu hội nghị có thể có những người không đi dự đại biểu hội nghị và Ban chấp uỷ.

- Những người ở cấp uỷ cũ đi dự hội nghị có quyền biểu quyết như các đại biểu khác.

- Các đại biểu mới đến dự thính không được quyền biểu quyết.

- Biểu quyết theo đa số tương đối.

7. Để cho các cấp đi đến tự lãnh đạo công việc của mình phải:

- Huấn luyện cho các tỉnh uỷ, huyện uỷ.

- Mở những cuộc hội nghị rộng rãi có cấp dưới tham dự.

- Trong cuộc hội nghị cấp trên phải dìu dắt, chỉ dẫn cho cấp dưới lãnh đạo công việc.

D - Các Hội đoàn

1. Tổ chức Hội đoàn:

- Chấn chỉnh lại Hội đoàn các cấp, nhất là cấp xã và huyện.

- Trong trường hợp thiếu cán bộ, có thể tổ chức Hội đoàn chung cho các ngành của Hội quần chúng. Thí dụ: tổ chức Hội đoàn Việt Minh, không cần tổ chức Hội đoàn trong các tổ chức cứu quốc.

- Đặc biệt chú ý đưa người vào Hội đoàn Hội Liên Việt và chấn chỉnh cho ra trò.

2.Sự liên lạc giữa Hội đoàn và cấp uỷ:

- Cách làm việc của Hội đoàn (theo đúng chỉ thị cũ của Trung ương).

- Cho các Hội đoàn cấp trên biết các đồng chí Hội đoàn cấp dưới để có sự liên lạc trong công việc và trong những kỳ hội nghị.

- Hội đoàn các cấp phải liên lạc mật thiết bằng thư từ để trao đổi kinh nghiệm (báo cáo phải đưa qua cấp bộ Hội).

Đ - Các ban và tiểu ban

1.Tổ chức các ban như thế nào?

Trung ương, khu, tỉnh, nên tổ chức bảy ban chính:

- Dân vận,

- Tuyên huấn,

- Tổ chức,

- Kinh tế tài chính,

- Kiểm soát,

- Địch vận,

- Giao thông liên lạc.

(Trong Ban Tổ chức có thể lập Tiểu ban Cứu tế).

Huyện tổ chức bốn ban:

- Dân vận (không cần lập tiểu ban),

- Tuyên huấn,

- Tổ chức kiêm kiểm soát,

- Kinh tế tài chính.

Xã: Mỗi ngành tuyên huấn, dân vận, tổ chức, tài chính đều phải có đồng chí phụ trách.

2. Quyền hạn và nhiệm vụ của các ban (mấy ban đặc biệt)

a) Ban Dân vận: Điều tra nghiên cứu và đặt kế hoạch giúp cấp uỷ về vận động các giới.

b) Ban Kinh tế, tài chính: không những có nhiệm vụ kinh tế tài chính của Hội, mà còn có nhiệm vụ thúc đẩy thi hành kế hoạch kinh tế tài chính của Chính phủ.

c) Ban Địch vận:

- Chỉ lập đến cấp tỉnh thôi, gồm cả đại biểu các ngành bộ đội, dân quân, công an, ban tuyên truyền của Hội.

- Có nhiệm vụ nghiên cứu các việc tuyên truyền cổ động nguỵ binh, địch quân và cho người chui vào các tổ chức địch để hoạt động.

d) Ban Tổ chức:

- Nghiên cứu kế hoạch phát triển và củng cố Hội.

- Đặt kế hoạch điều chỉnh cán bộ, đào tạo đề bạt, theo dõi cán bộ.

- Nghiên cứu vấn đề tổ chức Hội, tổ chức quần chúng, tổ chức chính quyền (Chính phủ, công an, quân đội, tình báo, v.v.).

- Nghiên cứu tổ chức của địch.

đ) Quyền hạn chung cho các ban:

- Có quyền ký các chỉ thị, thư từ về phương diện chuyên môn và phải có cấp uỷ thông qua.

- Các chỉ thị, nghị quyết quan trọng không có kế hoạch về chuyên môn thì phải do cấp uỷ ký. Tỷ dụ: việc điều động cán bộ, thi hành kỷ luật.

- Có quyền đi kiểm soát về phương diện chuyên môn, nếu có sự đồng ý của cấp uỷ.

- Có quyền liên lạc với nhau theo ngành dọc bằng thư từ để trao đổi kinh nghiệm.

E - Việc hành chính trong Hội

1. Các tổ chức vǎn phòng: Cấp uỷ có vǎn phòng của thường vụ, tiểu ban có vǎn phòng riêng. Phải tránh bệnh tổ chức quan liêu và bệnh tổ chức luộm thuộm thủ công nghiệp.

a) Nhân viên: Vǎn phòng thường vụ T.U và khu có:

- Bí thư vǎn phòng (nên là một đồng chí trong cấp uỷ),

- Phó bí thư vǎn phòng,

- Phụ trách lưu trữ,

- Kế toán,

- Quản lý,

- Mật mã,

- Đánh máy,

- Thư từ đi đến.

Vǎn phòng thường vụ huyện và tỉnh, tuỳ sự cần thiết mà châm chước, vǎn phòng có:

- Một thư ký,

- Một đánh máy,

- Một số người chuyên môn giúp tuỳ theo sự cần thiết.

b) Nhiệm vụ chính

- Giải quyết công việc hằng ngày theo đường lối chung cấp uỷ.

- Sửa soạn tài liệu cho các cuộc hội nghị của cấp uỷ.

- Làm báo cáo hàng tháng.

- Thảo chỉ thị, nghị quyết, thông báo.

c) Chữ ký và con dấu

- Bí thư vǎn phòng ký những thư từ không quan trọng,

- Chỉ thị, nghị quyết quan trọng phải do bí thư, phó bí thư, hoặc uỷ viên thường vụ ký, nếu hai đồng chí trên đi vắng.

- Bộ Tổ chức nghiên cứu mẫu dấu cho các khu, tỉnh, huyện.

d) Vấn đề gửi báo cáo

- Các ban phải gửi báo cáo tổng kết hàng tháng và ba tháng về chuyên môn lên cho thường vụ cấp uỷ.

- Báo cáo tình hình chung của cấp dưới lên cấp trên, phải chia từng phần, để vǎn phòng phân phối cho các ban chuyên môn (vǎn phòng phân phối cho các ban chuyên môn, vǎn phòng ban chuyên môn nào lưu trữ tài liệu chuyên môn của ban ấy).

Bộ Tổ chức Trung ương quy định mẫu báo cáo cho các khu và tỉnh.

Cách làm báo cáo:

- Báo cáo của huyện cho tỉnh phải tỉ mỉ (tỉnh uỷ phải giúp đỡ cho cấp huyện biết cách làm báo cáo). Báo cáo của tỉnh và khu phải đúc lại và gửi tình hình đặc biệt nhận xét điểm chính.

- Phải có đề nghị, kế hoạch.

- Báo cáo của Ban Dân vận phải khác báo cáo Hội đoàn các tổ chức quần chúng.

- Báo cáo về chính quyền phải đứng về phương diện Hội nhận xét.

- Báo cáo của Trung ương có thể tóm tắt tình hình chung gửi xuống tận cấp dưới.

2.Cách tổ chức hội nghị

- Tổ chức hội nghị phải tránh hình thức quá, hoặc đơn giản quá.

- Phải hết sức giữ bí mật và phải có quân sự bảo vệ.

- Phải thiết thực.

- Tuỳ hội nghị quan trọng nhiều hay ít phải có:

+ Khẩu hiệu về đường lối chủ trương trong hội nghị.

+ Khẩu hiệu về nội bộ Đảng.

+ Khẩu hiệu Quốc tế.

+ Đảng kỳ, quốc kỳ, ảnh lãnh tụ đảng và lãnh tụ các nước.

Chú ý:Phân biệt đại hội (đại biểu đại hội toàn Đảng) và đại biểu hội nghị (các cấp dưới).

III - Vấn đề cán bộ

A - Nâng cao trình độ lý luận và kiến thức cho cán bộ (thực hiện nghị quyết hội nghị Tuyên huấn toàn quốc)

Học tập: Tất cả các cấp uỷ phải tổ chức việc học tập theo nghị quyết của Hội. Các cấp uỷ phải chịu bỏ tiền, bỏ người vào việc đó.

B - Cải thiện sinh hoạt cho cán bộ

- Cố gắng thi thành chế độ cán bộ của Trung ương trong nǎm nay.

- Đặc biệt chú ý thi hành chế độ cán bộ, đối với cán bộ phụ nữ sinh đẻ, và chú ý giải quyết vấn đề quần áo cho cán bộ (sửa lại nghị quyết về thời hạn nghỉ và trợ cấp cho cán bộ phụ nữ như sau đây: nghỉ trước khi sinh nở hai tháng, sau khi sinh nở hai tháng. Tiền trợ cấp khi sinh nở 1.000đ00, con lên một tuổi 150đ00 một tháng).

- Tổ chức Ban Cứu tế, để giúp đỡ cán bộ đau yếu, gia đình cán bộ tản cư và gia đình cán bộ đã hy sinh.

- Hàng nǎm nên cho cán bộ có vợ con nghỉ một thời hạn để về thǎm gia đình.

- Giúp đỡ cán bộ thành lập gia đình và cán bộ có con có thể đi hoạt động (nhà nuôi con).

C - Phân phối cán bộ

Phân phối cán bộ cho hợp lý giữa các tỉnh trong khu và giữa các khu trong xứ, Trung ương điều động một số cán bộ Tỉnh uỷ Khu 4 ra Bắc. Liên khu 3 rút một số cán bộ Huyện uỷ lên củng cố Việt Bắc.

- Đưa cán bộ có nǎng lực vào bộ đội, dân quân, công an và ngành kinh tế tài chính (chú ý huấn luyện chính trị cho cán bộ công an). Về việc điều động cán bộ các ngành dọc cấp ủy không nên điều động bừa bãi, phải để cán bộ chuyên môn hóa và nếu điều động thì phải hỏi ý kiến của Hội đoàn. Cấp bộ đảng tương đương không nên cản trở cấp bộ dọc điều động cán bộ (khi hỏi ý kiến nên chuẩn y).

- Bài trừ quan niệm cho là bị điều động đi công tác khác tức là bị hạ tầng công tác.

- Vấn đề đào tạo cán bộ dự bị: cán bộ phụ trách bắt buộc phải đào tạo người thay mình (tỷ dụ: đồng chí bí thư phải đào tạo phó bí thư).

- Đề cao uy tín của lãnh tụ Hội, các cán bộ có thành tích, các đồng chí công khai (nêu các thành tích, tên tuổi trên các báo chí, trong các cuộc hội nghị, v.v.).

- Theo dõi cán bộ, dìu dắt thân mến cán bộ, nhất là các cán bộ có thành tích, các cán bộ cũ. Đối vối các cán bộ bị trừng phạt chú ý nâng đỡ, không nên ruồng bỏ.

- Các lớp huấn luyện nên làm học bạ, để sau lớp huấn luyện theo dõi, dìu dắt học sinh bằng lối trao đổi thư từ.

- Thực hiện sự đoàn kết chặt chẽ thực tâm giữa các cán bộ.

IV - Việc tự chỉ trích và thi hành kỷ luật

A - Việc tự chỉ trích

1. Hướng chính: chống bốn bệnh nặng nhất trong Hội là:

Chia rẽ (nêu các khẩu hiệu: "Tất cả vì Hội", "Tất cả cho Hội" để các đồng chí sửa chữa bệnh này).

Chủ quan (khi thì quá lạc quan, khi thì bi quan).

Cô độc, hẹp hòi.

Địa phương chủ nghĩa.

2. Phương pháp tự chỉ trích:

a) Nơi nào chưa kiểm thảo thư Hồ Chủ tịch thì phải kiểm thảo ngay, đặt bức thư vào toàn bộ công tác mà kiểm thảo để tìm ra các khuyết điểm của địa phương.

b) Nơi nào đã kiểm thảo theo thư Hồ Chủ tịch rồi, thì từng thời gian phải kiểm thảo những công việc đã làm, và xem các bệnh mà Hồ Chủ tịch vạch ra đã sửa chữa được thế nào.

c) Thời hạn kiểm thảo ấn định như sau:

+ Chi bộ: hằng tháng phải có một kỳ kiểm thảo gửi biên bản lên huyện.

+ Huyện uỷ: ba tháng kiểm thảo toàn ban, và mỗi huyện uỷ viên tự kiểm thảo gửi lên tỉnh.

+ Tỉnh uỷ: sáu tháng một kỳ kiểm thảo toàn ban và từng cá nhân có biên bản gửi lên Trung ương.

Chú ý:

- Mở rộng dân chủ và chống dân chủ cực đoan.

- Tự chỉ trích theo tinh thần thành thực, thân mật và đoàn kết, cấp trên làm gương tự chỉ trích để cấp dưới phê bình.

- Cấp dưới kiểm thảo, cấp trên phải có đại diện đến hướng dẫn cuộc kiểm thảo.

- Bài trừ lối chỉ trích bừa bãi sau lưng.

B - Kỷ luật

1. Tiếp tục thi hành việc khen thưởng để khuyến khích và gây sự ganh đua giữa các hội viên và các cấp bộ.

2. Thống nhất hình thức trừng phạt:

a) Phân loại các lỗi nặng nhẹ:

- Nặng nhất: chia rẽ, bè phái, chống nghị quyết, bỏ nhiệm vụ, để tiết lộ bí mật cho quân thù.

- Thứ đến chủ trương công tác sai lầm (phân biệt cố ý và vô tình).

- Rồi đến tư cách, nặng nhất là phạm tội về tiền tài, rồi đến trai gái, cờ bạc (kỷ luật phải nặng nhẹ tuỳ theo trường hợp).

b) Quy định các hình thức trừng phạt:

- Phê bình trong hội nghị hay trong nghị quyết của Ban Thường vụ.

- Cảnh cáo và cảnh cáo khai trừ.

- Hạ tầng công tác (hạ một cấp, hạ xuống đồng chí thường, hoặc đồng chí dự bị, tuỳ trường hợp).

c) Khai trừ có thời hạn và khai trừ không thời hạn (bỏ hình thức khai trừ vĩnh viễn). Chú ý sửa lại Nghị quyết của Trung ương ngày 7 tháng 7 nǎm 1947 về vấn đề này.

Chú ý:

a) Tất cả các án hạ tầng công tác hay khai trừ, phải theo đúng Chỉ thị của Trung ương ngày 7 tháng 7 nǎm 1947. Trừ vấn đề khai trừ vĩnh viễn bỏ từ nay.

b) Tuỳ theo trường hợp thông tư cho cấp dưới biết án thi hành kỷ luật để làm gương cho các đồng chí bên dưới.

c) Ghi các án vào lý lịch cán bộ và nếu khai trừ thì phải thông tri cho các cấp bộ hội quê quán đồng chí bị thi hành kỷ luật biết.

d) Thi hành kỷ luật phải nghiêm trang và nhằm mục đích sửa chữa cho đồng chí phạm lỗi.

V - Công việc kiểm soát

A - Cách tổ chức và quyền hạn

Trung ương và cáckhu uỷ có thể tổ chức nhiều ban kiểm soát. Tuỳ trình độ nǎng lực của kiểm soát viên mà định cho quyền hạn kiểm soát từ cấp bộ nào trở xuống (thí dụ: Ban Kiểm soát của tỉnh uỷ chỉ có quyền kiểm soát từ huyện uỷ trở xuống), quyền hạn ấy phải ghi rõ trong giấy giới thiệu.

B - Phương pháp kiểm soát

- Phải khách quan, công bằng, theo tinh thần thân mến, giúp đỡ sửa chữa cho cấp dưới.

- Trong thời gian đi công tác, cấp uỷ phải gửi các chỉ thị, nghị quyết, báo chí, báo cáo mọi công việc cần thiết của Ban Kiểm soát. Ban Kiểm soát phải báo cáo tình hình đặc biệt để cho cấp trên biết.

- Sau khi đi kiểm soát phải làm báo cáo công việc và đề nghị kế hoạch thi hành.

- Cấp dưới hết sức giúp đỡ cho Ban Kiểm soát cấp trên hiểu rõ tình hình địa phương.

VI - Hội trong bộ đội

1. Công việc củng cố Hội trong bộ đội là quan trọng trong lúc này. Các cấp bộ Hội phải chú trọng đưa cán bộ có nǎng lực vào.

2. Đề nghị chấn chỉnh lại Trung ương quân uỷ, bổ sung thêm cán bộ.

3. Các cấp bộ Hội trong quân đội từ dưới trở lên, nếu chưa triệu tập cán bộ hội nghị thì phải triệu tập ngay, để ấn định kế hoạch phát triển và củng cố Hội trong bộ đội. Trong các cuộc hội nghị trên đây phải có các cấp bộ Hội bên ngoài bộ đội tham dự để xem xét tình hình chung và giúp kế hoạch.

Cấp bộ bên ngoài nếu có mở các cuộc hội nghị nên cho đại biểu quân sự tham gia.

Các cấp bộ Hội trong bộ đội phải chịu quyền chỉ huy của cấp bộ Hội tương đương, tránh lối coi tổ chức hội trong bộ đội như một đảng riêng.

4. Ban Tuyên truyền huấn luyện, Ban Tổ chức trong bộ đội đều phải có đại biểu tham dự vào Ban Huấn luyện và tổ chức của Hội bên ngoài để thống nhất với tổ chức Hội trong bộ đội.

5. Phát triển Hội trong bộ đội:

- Tiến tới chi bộ đại đội, tiểu tổ trung đội.

- Phải có kế hoạch riêng về việc tuyên truyền, phát triển Hội trong bộ đội vùng dân tộc thiểu số (Liên khu 10 và Liên khu 1).

6. Sự liên lạc giữa cấp bộ Hội và Hội trong quân đội:

- Những đơn vị nào đóng nhất định ở một địa phương thì cấp uỷ bộ đội cử người vào cấp uỷ địa phương ấy, còn những đơn vị nào lưu động luôn luôn thì chỉ nên liên lạc với cấp uỷ địa phương ấy mà thôi, và phải chịu quyền chỉ huy của cấp uỷ.

- Những đơn vị bộ đội nào chịu trách nhiệm phụ trách hai địa phương thì chọn địa phương nào quan trọng mà đứng vào cấp uỷ địa phương ấy mà thôi.

- Những đồng chí trong các đơn vị bộ đội nào được vào hoặc liên lạc với một cấp uỷ địa phương nào thì phải có quân khu uỷ và khu uỷ giới thiệu và công nhận.

7. Sự liên lạc giữa quân khu uỷ và hội đoàn quân khu. Quân khu uỷ phải triệu tập đồng chí phụ trách dân quân khu tham dự các cuộc hội nghị có bàn về chiến lược chiến thuật quân sự chung để đồng chí phụ trách dân quân biết kế hoạch chung và học hỏi thêm.

Các điểm bổ khuyết và sửa chữa về
công tác Việt Minh và Liên Việt

I - Việt Minh

Phần A, đoạn 2, mục b sửa là: "Ngoài ra Thanh niên cứu quốc và Phụ nữ cứu quốc còn có sinh hoạt riêng nhưng các kỳ sinh hoạt riêng ấy chỉ để làm những công tác có tính chất riêng của Mặt trận Việt Minh và là trụ cột thúc đẩy thực hiện mọi công tác của Đoàn Thanh niên Việt Nam và Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam".

Phần B, đoạn 1, câu "đưa thân hào thân sĩ ngoài vào" sửa là: "đưa thân hào thân sĩ ngoài Hội vào".

Phần E, đoạn 1 sửa là: "Chỉ để những tổ chức Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Nhi đồng. Ngoài ra có thể tổ chức các hợp tác xã, các lớp học chữ. Nhưng không nên bày ra quá nhiều hình thức, không thích hợp với trình độ thấp kém của đồng bào miền núi".

II2) . . . . . . . . . . . . . . . .

III - Liên quan giữa Việt Minh và Liên Việt

Đoạn 1, mục a, bỏ câu "Liên Việt không nên mời đoàn viên cứu quốc vào Liên Việt" (vì Liên Việt có biết ai là đoàn viên cứu quốc, ai không đoàn viên mà mời).

Cũng đoạn 1, vì đã bỏ câu trên, nên mục b cũng bỏ.

Đoạn 2, mục a, bỏ câu "và công tác chuyên môn của Liên Việt".

Các điểm bổ khuyết và sửa chữa về vấn đề tổ chức trong Hội

Về vấn đề củng cố Hội

Phần B, câu "đối với các đồng chí chỉ đạo..... mới được kể là chất lượng", sửa là "trái lại, đối với các đồng chí chỉ đạo, điểm ấy phải chú ý nhiều".

Phần C, đoạn 4, sửa là: "trong lúc bầu hoặc chỉ định cấp uỷ, không nên chỉ bầu hoặc chỉ định các đồng chí chuyên công tác Hội, mà phải chú ý đưa cả các đồng chí công tác chính quyền hoặc trong các ngành chuyên môn vào cấp uỷ, nếu các đồng chí ấy xứng đáng".

Cũng phần C, đoạn 5, câu: "Cán bộ trung ương, cán bộ khu, cán bộ tỉnh" thêm: "huyện và xã".

Cũng phần C, đoạn 6, các câu từ "Người được cử có thể không phải là đại biểu" đến "biểu quyết hay không tuỳ theo sự quyết định của Đại hội" sửa là: "có thể cử người không đi dự đại biểu hội nghị vào ban chấp uỷ".

"Những người ở cấp uỷ cũ đi dự hội nghị đều có quyền biểu quyết như các đại biểu khác".

"Các đại biểu mới đến dự thính, thì không được quyền biểu quyết".

Phần D, đoạn 2, mục c, câu "chỉ lập đến cấp tỉnh" sửa là: "Chỉ lập từ Trung ương đến cấp tỉnh".

Cũng phần D, đoạn 2, mục d, bỏ câu đầu "Bộ Tổ chức Trung ương và khu" và câu cuối "ban tổ chức từ tỉnh..... chỉ trông coi về việc Hội mà thôi". Thế nghĩa là Ban Tổ chức tất cả các cấp đều có nhiệm vụ trông coi về mọi mặt.

Về Hội trong bộ đội

Đoạn 4, sửa là: "Các cấp bộ Hội trong bộ đội phải chịu quyền chỉ huy của cấp bộ Hội tương đương, tránh lối coi tổ chức hội trong bộ đội như một đảng riêng".

Lưu tại Kho Lưu trữ
Trung ương Đảng.


1) Trong tài liệu không có mục 6 (B.T).

2) Mục II: không có tiêu đề và nội dung (B.T).

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website