Nghị quyết của Hội nghị trung ương lần thứ 10 mở rộng về đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hoà bình
I


1. Từ khi hoà bình lập lại, đặc biệt là trong Nghị quyết tháng 9 nǎm 1954 của Bộ Chính trị và trong Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ tám, Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất trên cơ sở độc lập và dân chủ, đồng thời cũng đề ra những chủ trương và công tác cụ thể để thực hiện nhiệm vụ nói trên. 

Trong hai nǎm đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất chúng ta đã giữ vững được hoà bình ở Việt Nam, góp phần giữ vững hoà bình ở Miên và Lào, hoàn thành giải phóng và bước đầu củng cố miền Bắc, cǎn bản giữ vững phong trào đấu tranh ở miền Nam, tranh thủ thêm sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của chúng ta. 

Nhưng một mặt khác, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đã ra sức phá hoại Hiệp nghị Giơnevơ, phá hoại hoà bình và thống nhất của nước ta. Những điều khoản chính trị của Hiệp nghị Giơnevơ nói về tổng tuyển cử tự do trong cả nước đã không được thực hiện đúng kỳ hạn. Chúng đang ra sức củng cố chế độ độc tài phát xít ở miền Nam, mưu mô chia cắt lâu dài nước ta, biến miền Nam nước ta thành thuộc địa và cǎn cứ quân sự của Mỹ. 

2. Bộ Chính trị đã kiểm điểm sự chỉ đạo công cuộc đấu tranh để thực hiện thống nhất trong hai nǎm qua, và nhận thấy cần phải tiến hành một sự giáo dục sâu rộng trong toàn Đảng, làm cho toàn Đảng nhận rõ bản chất của cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất là một cuộc đấu tranh cách mạng. Hội nghị Trung ương cho rằng nhận định đó là đúng. 

Sự nghiệp đấu tranh thống nhất là một nhiệm vụ cách mạng: đó là sự nghiệp tiếp tục và hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Là một sự nghiệp cách mạng, công cuộc đấu tranh thống nhất là lâu dài gian khổ, phức tạp nhưng nhất định thắng lợi. 

Lực lượng đoàn kết và đấu tranh của toàn dân ta từ Nam chí Bắc là lực lượng quyết định trong sự nghiệp thống nhất nước nhà.

Hiệp nghị Giơnevơ là một cơ sở pháp lý quốc tế rất quan trọng cho nên chúng ta phải tích cực đấu tranh đòi thi hành hiệp nghị đó để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất. 

II


Để thực hiện thống nhất nước nhà, Trung ương đã đề ra mấy công tác lớn: ra sức củng cố miền Bắc, giữ vững và phát triển đấu tranh ở miền Nam, tǎng cường đấu tranh ngoại giao và trước mắt thì phải hết sức tǎng cường cuộc đấu tranh để khôi phục và phát triển quan hệ bình thường giữa miền Bắc và miền Nam. 

Chúng ta cần phải tiếp tục tiến hành các công tác nói trên, và trên mỗi một công tác cần kiểm điểm nghiêm chỉnh để khắc phục những khuyết điểm trong hai nǎm qua. 

1. Ra sức củng cố miền Bắc về mọi mặt, làm cho miền Bắc trở nên cơ sở ngày càng vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất 

Nhiệm vụ củng cố miền Bắc là một nhiệm vụ cǎn bản. Trong việc củng cố miền Bắc, chúng ta phải thực hiện đầy đủ phương châm "củng cố miền Bắc, đồng thời tranh thủ miền Nam". 

Phương châm đó đã được đề ra từ khi hoà bình mới lập lại, nhưng không được quán triệt trong các chính sách lớn của ta, như chính sách cải cách ruộng đất, chính sách kinh tế tài chính, chính sách mặt trận, v.v.. Chúng ta phải khắc phục khuyết điểm đó.

Trước mắt, chúng ta phải tích cực sửa chữa những sai lầm nghiêm trọng trong cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, trong việc mở rộng dân chủ, trong chính sách kinh tế tài chính, chính sách mặt trận... Có như thế, chúng ta mới củng cố được miền Bắc, đồng thời tranh thủ được miền Nam. Chúng ta cần gắn liền việc sửa chữa sai lầm, việc thực hiện mọi công tác trước mắt để củng cố miền Bắc, với yêu cầu đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà. 

Đối với cán bộ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc, chúng ta cần quan tâm đầy đủ, cần có chính sách đúng đắn để tǎng cường đoàn kết, làm cho cán bộ và đồng bào miền Nam góp nhiều công sức hơn nữa vào công cuộc củng cố miền Bắc, gây ảnh hưởng tốt đối với miền Nam, cổ vũ đồng bào miền Nam hướng về miền Bắc, bền bỉ và hǎng hái đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà. 

2. Ra sức giữ vững và phát triển cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam 

Phương châm vẫn là giữ gìn và tích trữ lực lượng, đấu tranh bền bỉ và lâu dài, chống phiêu lưu mạo hiểm, đồng thời chống thủ tiêu đấu tranh. 

Chúng ta phải biết triệt để lợi dụng mọi khả nǎng công khai hợp pháp, vận dụng khẩu hiệu và sách lược một cách linh hoạt để tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp ở miền Nam đấu tranh đòi các quyền lợi kinh tế hằng ngày, kết hợp với những khẩu hiệu chính trị từ thấp đến cao, tuỳ tình hình, tuỳ nơi, tuỳ lúc. 

Chúng ta cần ra sức tập hợp lực lượng rộng rãi ở miền Nam, đoàn kết với tất cả mọi lực lượng, mọi phần tử có thể đoàn kết được, kịp thời lợi dụng các mâu thuẫn giữa phe đế quốc với nhau, giữa những phần tử thân Mỹ và thân Pháp, ra sức phân hoá hàng ngũ đối phương (trong chính quyền, trong quân đội, trong các tổ chức quần chúng) để mở rộng mặt trận chống Mỹ - Diệm ở miền Nam. Cần dựa vào tinh thần Cương lĩnh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và xuất phát từ yêu cầu thiết thực của các tầng lớp đồng bào miền Nam mà đề ra một bản chương trình hành động chung để tập hợp mọi người mọi lực lượng chống Mỹ - Diệm, phấn đấu đòi cải thiện đời sống, tự do dân chủ, chống Mỹ can thiệp, thực hiện hoà bình và thống nhất nước nhà. 

Chúng ta cần nghiên cứu mọi hình thức, mọi khả nǎng để đi đến thực tế, có những cuộc hội nghị với một số phần tử hiện nay chống Mỹ - Diệm ở miền Nam. 

Đối với các giáo phái, các phần tử thân Pháp, chúng ta cần tích cực giúp đỡ và tranh thủ họ đi đúng đường lối đấu tranh lâu dài, tiếp tục chống Mỹ - Diệm. 

Để củng cố hoà bình, chống mọi âm mưu gây chiến hoặc lôi kéo miền Nam vào liên minh quân sự của đế quốc Mỹ; để đòi các quyền tự do dân chủ tối thiểu, chống lại chế độ độc tài phát xít; để đòi cải thiện dân sinh, chống chính sách bóc lột và bần cùng hoá nhân dân, chống viện trợ Mỹ, chúng ta phải ra sức vận động mọi tầng lớp nhân dân, cùng nhau đoàn kết ngày càng rộng rãi, kiên quyết đấu tranh với những hình thức thích hợp chống lại chế độ của Mỹ - Diệm. 

3. Ra sức khôi phục và phát triển quan hệ Bắc - Nam 

Đấu tranh khôi phục và phát triển quan hệ Bắc - Nam có một tác dụng lớn trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Quan hệ Bắc - Nam được thực hiện sẽ có ảnh hưởng tốt và có tác dụng quan trọng đối với đấu tranh thực hiện thống nhất. Đó là công tác thiết thực nhất để làm cho hai miền gần gũi nhau, tạo điều kiện để dần dần đi đến hiệp thương bàn việc thực hiện thống nhất nước nhà. 

Khuyết điểm của chúng ta từ trước đến nay là không có chính sách và kế hoạch cụ thể để đấu tranh cho việc lập lại quan hệ Bắc - Nam; không đặt công tác đấu tranh đó thành một cuộc vận động của quần chúng, không sử dụng, phát huy mọi khả nǎng và sáng kiến của quần chúng vào việc khôi phục và phát triển quan hệ giữa hai miền. Trong thời gian tới, ta phải coi trọng công tác này. Chúng ta cần nghiên cứu tình hình và khả nǎng cụ thể, định chính sách rõ ràng để tích cực thực hiện. Các ngành, các cơ quan kinh tế, tài chính, vǎn hoá, xã hội, công an, các đoàn thể quần chúng, các cá nhân tiêu biểu, nhất là trong cán bộ và đồng bào tập kết, cần phát huy mọi khả nǎng liên lạc với các ngành, các cơ quan, các tổ chức và cá nhân ở miền Nam để dần dần đặt quan hệ từ thấp đến cao, từ mặt quen thuộc gia đình, kỹ thuật, nghiệp vụ đến mặt kinh tế, vǎn hoá, chính trị, v.v.. Tóm lại, chúng ta phải dựa vào khả nǎng lớn lao của quần chúng nhân dân, thúc đẩy công tác lập lại quan hệ Bắc - Nam tiến lên một bước. 

Chúng ta lại cần nhận rõ rằng việc khôi phục và phát triển quan hệ Bắc - Nam chỉ có thể tiến hành và thúc đẩy trên cơ sở miền Bắc được củng cố và miền Nam giữ vững và phát triển đấu tranh, vì vậy cần luôn luôn đặt vấn đề quan hệ Bắc - Nam vào trong công cuộc đấu tranh thống nhất nói chung. 

Chúng ta lại cần xây dựng tốt khu vực gần giới tuyến về mọi mặt để gây ảnh hưởng tốt đối với nhân dân ở vùng giới tuyến quân sự tạm thời, ảnh hưởng trực tiếp đối với miền Nam. 

4. Tǎng cường cuộc đấu tranh ngoại giao đòi thi hành Hiệp nghị Giơnevơ 

Hiệp nghị Giơnevơ là chỗ dựa tốt để chúng ta xúc tiến cuộc đấu tranh chính trị. Chúng ta phải đấu tranh để duy trì cơ sở pháp lý Giơnevơ đòi thực hiện kiến nghị ngày 8-5-1956 của hai chủ tịch Giơnevơ, đòi Uỷ ban quốc tế và Uỷ ban liên hiệp phải tiếp tục hoạt động bình thường theo kiến nghị của hai chủ tịch. 

Cuộc đấu tranh củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất của nhân dân ta là một bộ phận của cuộc đấu tranh cho hoà bình thế giới. Do đó, ta cần phải phối hợp chặt chẽ với các nước anh em trong phe ta, và tranh thủ sự đồng tình của nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới làm cho Mỹ - Diệm ngày càng bị cô lập. 

Ta phải tǎng cường việc tuyên truyền ra ngoài nước, vạch trần âm mưu của Mỹ - Diệm ở miền Nam phá hoại hoà bình, thống nhất và vi phạm Hiệp nghị Giơnevơ; nêu cao ý chí hoà bình của ta và chính sách tôn trọng hiệp nghị Giơnevơ của ta. 

Công tác ngoại giao của ta phải ra sức tranh thủ sự đồng tình của các nước yêu chuộng hoà bình trên thế giới đối với cuộc đấu tranh thống nhất, cuộc đấu tranh đòi thi hành Hiệp nghị Giơnevơ của nhân dân ta. Ngoài việc tǎng cường đoàn kết với các nước anh em là việc ta phải thường xuyên chú trọng, chúng ta cần hết sức phấn đấu để đặt quan hệ tốt với hai nước láng giềng Lào, Miên, tǎng cường và phát triển quan hệ với các nước Đông Nam á, với nước Pháp. 

Để đẩy mạnh mọi mặt công tác nói trên, phải tǎng cường việc tuyên truyền giáo dục về nhiệm vụ đấu tranh thống nhất, làm cho cán bộ và nhân dân thấm nhuần nhiệm vụ, thấm nhuần đường lối và chính sách cụ thể. Các cấp uỷ đảng cần nhận rõ trách nhiệm của mình là phải lãnh đạo các công tác nói trên một cách thường xuyên và có phân công, có phối hợp. 

III


Hội nghị Trung ương giao cho Bộ Chính trị nghiên cứu đường lối đấu tranh thống nhất một cách toàn diện hơn, để đưa ra thảo luận trong một kỳ hội nghị Trung ương tới.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website