Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã họp từ ngày 6 đến ngày 14-11-1995 tại Hà Nội để thảo luận và thông qua các dự thảo báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương chuẩn bị trình Đại hội VIII của Đảng.
Đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười đã đọc bài phát biểu quan trọng khai mạc hội nghị. Đồng chí nhấn mạnh: "Hội nghị Trung ương lần này sẽ thảo luận và quyết định nội dung các dự thảo văn kiện trình Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, bao gồm: Báo cáo chính trị, Báo cáo phương hướng nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 1996-2000, Báo cáo về bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng và Điều lệ Đảng sửa đổi.
Đại hội VIII có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VII cũng như việc thực hiện Cương lĩnh, Chiến lược, Điều lệ Đảng; tổng kết mười năm đổi mới; đề ra phương phướng, giải pháp thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2000 và 2020; bổ sung và sửa đổi Điều lệ Đảng. Vì vậy, Đại hội VIII có ý nghĩa rất trọng đại. Đây là đại hội đánh dấu bước chuyển quan trọng của đất nước ta sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh".
Qua 6 ngày thảo luận với gần 400 lượt đồng chí phát biểu ý kiến, hội nghị đã đi đến nhất trí cao về nội dung các dự thảo văn kiện trình Đại hội VIII. Hội nghị cho rằng qua những năm đổi mới, đất nước ta đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc. Trong những hoàn cảnh hết sức phức tạp, khó khăn, kiên trì đường lối đổi mới và những phương hướng đúng đắn mà Đại hội VI và Đại hội VII đề ra, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân và lực lượng vũ trang ta đã phấn đấu, dũng cảm và kiên cường, đạt được những tiến bộ trên nhiều mặt, tạo ra tiền đề thuận lợi cho bước phát triển tiếp theo.
Đánh giá mười năm đổi mới vừa qua, Hội nghị Trung ương nhận định:
- Công cuộc đổi mới mười năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ của Đại hội VII đề ra được hoàn thành về cơ bản.
- Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa được củng cố vững chắc.
- Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã được hoàn thành về cơ bản; nước ta chuyển sang một thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn.
Những thành tựu đạt được là kết quả của cả một quá trình tìm tòi, đổi mới, lao động và phấn đấu gian khổ của Đảng ta và nhân dân ta từ nhiều năm nay, cùng với sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế.
Hội nghị Trung ương đã rút ra 6 bài học chủ yếu: Một là, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới; hai là, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa đổi mới hệ thống chính trị và đổi mới kinh tế, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với việc giải quyết các vấn đề xã hội; ba là, đổi mới kinh tế, coi kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phải đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước; bốn là, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần tự lực, tự cường và sức mạnh của toàn thể dân tộc; năm là, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta, thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá; sáu là, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.
Về phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn tới, hội nghị nhận định:
Những thành tựu của công cuộc đổi mới đã và đang tạo ra thế và lực mới để chúng ta bước vào một thời kỳ phát triển mới. Nhưng bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (1-1994) nêu lên cho đến nay vẫn là những thách thức.
Hội nghị xác định: xuất phát từ tình hình nói trên và căn cứ vào Cương lĩnh do Đại hội VII nêu lên, cần tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, phấn đấu chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là biến đổi nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của sức sản xuất, nguồn lực con người được phát huy, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Trong vài chục năm, từ nay đến năm 2020, chúng ta ra sức phấn đấu để biến nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Giai đoạn từ nay đến năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới. Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển một cách toàn diện và đồng bộ, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000: tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội và an ninh, quốc phòng, vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao tích luỹ nội bộ, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau.
Hội nghị đã nêu lên những định hướng phát triển trên các lĩnh vực chủ yếu là: phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần; tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; chính sách giải quyết một số vấn đề xã hội; thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh; chính sách đối ngoại; thực hiện đại đoàn kết dân tộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân; tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương đặc biệt quan tâm đến vấn đề Đảng và công tác xây dựng Đảng. Hội nghị cho rằng toàn bộ thành tựu và thiếu sót của công cuộc đổi mới gắn liền với trách nhiệm lãnh đạo và hoạt động của Đảng ta. Sự lãnh đạo và hoạt động của Đảng là một nhân tố quyết định tạo ra những thành tựu đổi mới. Sự tiến bộ và trưởng thành của Đảng là một thành tựu quan trọng của công cuộc đổi mới. Đồng thời, chính trong quá trình lãnh đạo đổi mới mà Đảng ngày càng trưởng thành, nhận rõ hơn những mặt yếu kém và khuyết điểm của mình để có biện pháp khắc phục.
Để xây dựng Đảng ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới, phải chú trọng giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng, người đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Phải nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ và phẩm chất cách mạng; củng cố Đảng về mặt tổ chức, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực; nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của