Quyết định số 1038/QĐ-TTg, ngày 10/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020
  • Về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020
  • 1038/QĐ-TTg
  • Quyết định
  • Kinh tế - Xã hội
  • 10/06/2016
  • 10/06/2016
  • Thủ tướng Chính phủ
  • Vương Đình Huệ
Nội dung:

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1038/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH NHÀ NƯỚC THẨM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ CHƯƠNG TRÌNH MC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thm định Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 (sau đây viết tắt là Chương trình) gồm các thành viên sau:

- Chủ tịch Hội đồng: Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Phó Chủ tịch Hội đồng: Ông Nguyễn Văn Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Các ủy viên:

+ Lãnh đạo Bộ Tài chính;

+ Lãnh đạo Bộ Tư pháp;

+ Lãnh đạo Bộ Công Thương;

+ Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải;

+ Lãnh đạo Bộ Y tế;

+ Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

+ Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông;

+ Lãnh đạo Bộ Xây dựng;

+ Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ;

+ Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

+ Lãnh đạo Bộ Quốc phòng;

+ Lãnh đạo Bộ Công an;

+ Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ;

+ Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc;

+ Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thẩm định Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020);

+ Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (thẩm định Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định.

Hội đồng thẩm định có Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành thực hiện các công việc thẩm định; Tổ thường trực và thư ký tổng hợp.

Điều 2. Hội đồng thẩm định Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

- Yêu cầu Cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư chương trình cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến Chương trình để phục vụ công tác thẩm định, khi cần thiết yêu cầu cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư chương trình sửa đổi, bổ sung hồ sơ để đáp ứng các yêu cầu thẩm định;

- Xem xét, quyết định kế hoạch thẩm định và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình thẩm định Chương trình;

- Hội đồng được sử dụng con dấu và tài khoản (nếu cần) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phục vụ cho hoạt động của Hội đồng.

Điều 3. Chi phí thẩm định các Chương trình:

a) Chi phí thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi các chương trình sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan thường trực của Hội đồng) và theo các quy định về chi sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

b) Giao Bộ Tài chính cân đối, bố trí bổ sung nguồn kinh phí sự nghiệp để thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi các chương trình cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện.

Điều 4. Trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên trong Hội đồng:

1. Chủ tịch Hội đồng:

- Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thẩm định và các hoạt động thẩm định theo nhiệm vụ được giao, những ý kiến đánh giá kết quả thm định, kết luận và kiến nghị của Hội đng về các nội dung của Chương trình;

- Quyết định thành lập các Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành, Tổ thường trực và Thư ký tổng hợp theo yêu cầu công tác thẩm định;

- Xem xét phê duyệt kế hoạch thẩm định sau khi Hội đồng có ý kiến, quyết định triệu tập các cuộc họp Hội đồng, chủ trì các phiên họp, phân công trách nhiệm Phó Chủ tịch và các ủy viên Hội đng;

- Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng triệu tập và chủ trì các phiên họp Hội đồng hoặc báo cáo trước Chính phủ một số nội dung hoặc công việc do Phó Chủ tịch trực tiếp phụ trách;

- Được mời đại diện của các Bộ, ngành tham dự và đóng góp ý kiến tại một số phiên họp của Hội đồng về những vấn đề liên quan đến nội dung thẩm định của Hội đồng;

- Yêu cầu Cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư chương trình giải trình nội dung và các vấn đề liên quan đến Chương trình bằng văn bản tại các phiên họp Hội đồng;

- Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể yêu cầu các Bộ, các cơ quan Chính phủ có ý kiến thẩm định mang tính chất chuyên sâu.

2. Phó Chủ tịch Hội đồng:

- Giúp Chủ tịch Hội đồng tổ chức bộ máy làm việc, chỉ đạo các hoạt động của Hội đồng, theo dõi và thực hiện các nhiệm vụ của Hội đng được Chủ tịch ủy nhiệm (mời họp, chủ trì cuộc họp, báo cáo trước Chính phủ), báo cáo thường xuyên về tình hình và kết quả thực hiện của Hội đng. Thay mặt Chủ tịch Hội đồng quyết định các vấn đề liên quan đến triển khai, điều hành công việc của Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền;

- Giúp Chủ tịch Hội đồng xem xét, đánh giá các báo cáo chuyên môn và các hoạt động khác của Hội đồng để trình Thủ tướng Chính phủ;

- Trực tiếp chỉ đạo Tổ Chuyên gia thẩm định liên ngành và Tổ Thường trực và Thư ký tổng hợp.

3. Các ủy viên Hội đồng:

- Xem xét có ý kiến về các nội dung thẩm định Chương trình trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ, cơ quan và địa phương do ủy viên Hội đồng phụ trách và về những vấn đề chung của Chương trình;

- Giúp Hội đồng tổ chức các lực lượng chuyên gia, phương tiện làm việc, cơ sở nghiên cứu (Bộ, cơ quan) thuộc quyền quản lý của ủy viên đó để hoàn thành nhiệm vụ được giao;

- Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng, trao đổi đóng góp ý kiến về các nội dung xem xét, thẩm định và biểu quyết các kết luận của Hội đồng khi cần thiết. Trường hợp đặc biệt không thể tham dự được, ủy viên Hội đồng phải có ý kiến bằng văn bản, đồng thời ủy quyền cho đại diện tham dự. Người được ủy quyền phải hiểu biết tổng thể về Chương trình để góp ý về vấn đề Hội đồng xem xét thẩm định và tham gia biểu quyết (khi cần thiết). Ý kiến của đại diện được ủy quyền là ý kiến của ủy viên đó trong Hội đồng.

Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan thường trực Hội đồng:

- Huy động bộ máy giúp Chủ tịch Hội đồng tổ chức công việc thẩm định Chương trình và các hoạt động chung của Hội đồng. Phối hợp với các cơ quan, Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành, Tổ thường trực và thư ký tổng hợp để thực hiện các công việc thẩm định;

- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Chương trình, gửi hồ sơ Chương trình đến các thành viên Hội đồng, lập và trình kế hoạch thẩm định Chương trình;

- Tổng hợp các ý kiến của thành viên Hội đồng, đề xuất, trình Chủ tịch Hội đồng xem xét, quyết định những vấn đề cần xử lý trong quá trình thẩm định;

- Chuẩn bị các chương trình, nội dung, dự kiến các nội dung kết luận và biểu quyết, mời họp, tài liệu và phương tiện làm việc cho các phiên họp của Hội đồng;

- Chuẩn bị các nội dung yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu của các thành viên trong Hội đồng, các Tổ, nhóm chuyên môn trong quá trình thẩm định, trình Chủ tịch Hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng) thông qua và ký văn bản yêu cầu khi được ủy quyền;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng giao;

- Chuẩn bị báo cáo của Hội đồng, trình Thủ tướng Chính phủ;

- Lập dự toán chi phí liên quan đến các hoạt động của Hội đồng.

Điều 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư chương trình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ liên quan đến quá trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình.

Điều 7. Hội đồng tự giải tán sau khi kết thúc nhiệm vụ.

Điều 8. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 615/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, các đồng chí có tên tại Điều 1 và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

 

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ
TƯỚNG

(Đã ký)

Vương Đình Huệ

 

 

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File

Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh, sinh viên. Tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới, tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người dạy và người học.

Điều chỉnh quy định về tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

(ĐCSVN) – Ngày 26/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 99/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm p khoản 1 Điều 2 Nghị định số 83/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website