Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2017 - 2020
  • Về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2017 - 2020
  • 579/QĐ-TTg
  • Quyết định
  • Chính sách
  • 28/04/2017
  • 28/04/2017
  • Thủ tướng Chính phủ
  • Nguyễn Xuân Phúc
Nội dung:

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:579/QĐ-TTg

Hà Ni, ngày 28 tháng 04 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ NGUYÊN TẮC HỖ TRỢ CÓ MỤC TIÊU TỪ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG CHO NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 29/2016/QH14 ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;

Thực hiện Quyết định số 2309/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2017;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2017-2020

1. Việc hỗ trợ kinh phí tăng thêm từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương trong giai đoạn 2017-2020 để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành (không bao gồm chính sách thực hiện cải cách tiền lương theo nghị quyết của Quốc hội) được thực hiện trên cơ sở nguồn lực ngân sách trung ương và theo khả năng cân đối ngân sách từng địa phương, đồng thời yêu cầu các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện dự toán ngân sách phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách địa phương đ tăng thêm mức ngân sách địa phương đảm bảo, giảm bt phần hỗ trợ từ ngân sách trung ương. Theo đó, ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ tối đa:

a) 100% nhu cầu kinh phí tăng thêm cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách;

b) 80% nhu cầu kinh phí tăng thêm cho các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 10% trở xuống và tỉnh Quảng Ngãi;

c) 50% nhu cầu kinh phí tăng thêm cho các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ trên 10% đến 50%;

d) 30% nhu cầu kinh phí tăng thêm cho các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ trên 50% đến 60%;

đ) Các địa phương còn lại do ngân sách địa phương đảm bảo.

2. Hằng năm, trường hợp các địa phương có nguồn cải cách tiền lương còn dư, sau khi đã đảm bảo đủ nhu cầu cải cách tiền lương trong năm, thì sử dụng để chi trả thay phần ngân sách trung ương hỗ trợ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành (giảm tương ứng phần ngân sách trung ương phải hỗ trợ theo chế độ). Trường hợp sau khi sử dụng hết nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành, ngân sách địa phương vẫn thiếu nguồn, ngân sách trung ương sẽ bổ sung phần chênh lệch thiếu cho từng địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội theo mức hỗ trợ tối đa quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Đối với các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương phải sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện một phần hoặc toàn bộ chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành, nếu hụt thu do nguyên nhân khách quan hoặc tăng thu thấp: Sau khi đã sử dụng 50% số tăng thu ngân sách địa phương (nếu có) và 50% dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao vẫn còn thiếu thì ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ phần chênh lệch thiếu.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội được xác định theo quy định tại Quyết định này là cơ sở để bố trí mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương trong dự toán năm sau (nếu có) để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành.

2. Trách nhiệm của Bộ Tài chính:

a) Trong Quý I hàng năm tạm thông báo nguồn cải cách tiền lương dự kiến đến hết năm ngân sách còn dư (nếu có) của các địa phương để các địa phương chủ động tạo nguồn thực hiện các chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định này;

b) Căn cứ nguồn kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành đã được bố trí trong phạm vi dự toán chi ngân sách trung ương hàng năm, tạm ứng từ ngân sách trung ương cho các địa phương trong trường hợp nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách của địa phương lớn, vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương;

c) Hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương cho từng địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành theo mức hỗ trợ tối đa quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 1 Quyết định này.

3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố:

a) Đối với các địa phương quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 1 Quyết định này: Chủ động bố trí nguồn ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành. Trường hợp nhu cầu kinh phí phát sinh lớn, vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương, có báo cáo nhu cầu kinh phí gửi Bộ Tài chính để được xử lý kinh phí theo chế độ quy định;

b) Đối với các địa phương quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 1 Quyết định này: Chủ động bố trí nguồn ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành;

c) Báo cáo đầy đủ, kịp thời theo quy định về Bộ Tài chính kết quả thực hiện từng chính sách an sinh xã hội để Bộ Tài chính tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán ngân sách năm sau hỗ trợ ngân sách địa phương (phần kinh phí ngân sách trung ương phải hỗ trợ theo chế độ quy định).

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và áp dụng cho các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020.

Điều 4. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

THỦ TƯỚNG

(đã ký)

Nguyễn Xuân Phúc

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website