Đồng chí Tôn Đức Thắng

 

Họ và tên: Tôn Đức Thắng

Bí danh: Thoại Sơn

Ngày sinh: 20/8/1888

Ngày mất: 30/3/1980

Quê quán: xã Mỹ Hoà Hưng, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

Ngày vào đảng: 1930

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Từ 1906 - 1912: lên Sài Gòn, học Trường Kĩ nghệ Viễn Đông, làm công nhân Nhà máy Ba Son.

Từ 1912 - 1917: Tổ chức và lãnh đạo cuộc bãi công của học sinh Trường Bách nghệ và công nhân Nhà máy sửa chữa tàu thuỷ Ba Son. Sau đó sang Pháp làm thợ máy cho một đơn vị hải quân Pháp.

Năm 1919: Kéo cờ đỏ trên chiến hạm Phờrăngxơ để ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga, tham gia cuộc binh biến của chiến sĩ Pháp ở Hắc Hải.

Năm 1920: Về nước lập Công hội bí mật ở Sài Gòn. Đây là tổ chức Công hội đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam.

8/1925: Tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son. Cuộc đấu tranh này đã đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân từ “Tự phát” sang “Tự giác”.

Năm 1927: Tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Là Ủy viên Ban Chấp hành Kỳ bộ Nam kỳ và trực tiếp lãnh đạo phong trào công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn.  

Từ 1928: Bị địch bắt, bị đưa ra Côn Đảo với án tù 20 năm khổ sai. Lập chi bộ nhà tù lãnh đạo anh em trong tù đấu tranh, được Xứ uỷ Nam Kỳ thừa nhận là chi bộ đặc biệt và là đảng viên từ đó. Năm 1930 đã gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Côn Đảo.

Từ 1945: Ở Côn Đảo trở về Nam Bộ làm Uỷ viên Uỷ ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ phụ trách về vấn đề lương thực và vũ khí.

Từ 1946: Trúng cử là đại biểu Quốc hội và tham gia phái đoàn Quốc hội sang Pháp.

Từ 2/1951: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Việt Nam bầu đồng chí vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được bầu là Chủ tịch Mặt trận Liên Việt.

Từ 1946 - 1955: Đồng chí giữ cương vị Phó ban Thường trực Quốc hội, Quyền Trưởng ban (1948 - 1955) rồi Trưởng ban Thường trực Quốc hội (1955-1960), tương đương Chủ tịch Quốc hội sau này.

9/1960: Tại Đại hội Đảng lần thứ III được bầu làm Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

23/9/1969: Được bầu giữ chức Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Từ 12/1976 đến 1980: Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12/1976) của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương.

Đồng chí Tôn Đức Thắng qua đời ngày 30/3/1980 tại Hà Nội.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

(ĐCSVN) - Ban Bí thư vừa ban hành Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới.

Chỉ thị của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp

(ĐCSVN) - Ban Bí thư yêu cầu nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân về vai trò nòng cốt chính trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Phát huy vai trò của Nhân dân trong ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ

(ĐCSVN) - Tại Kết luận số 54-KL/TW ngày 9/5/2023, Ban Bí thư yêu cầu thường xuyên thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân đóng góp ý kiến, phản ánh, giám sát biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong cán bộ, đảng viên.

Quy định mới của Bộ Chính trị về công tác cán bộ

(ĐCSVN) - Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký ban hành Quy định số 80-QĐ/TW về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. Quy định gồm 6 chương, 34 điều, thay thế cho Quy định số 105-QĐ/TW ngày 19/12/2017 của Bộ Chính trị.

Ban Bí thư quy định về cách thức sử dụng cờ Đảng

(ĐCSVN) - Ban Bí thư yêu cầu sử dụng cờ Đảng đúng mục đích, quy cách, phù hợp với tính chất sự kiện; tuyệt đối không sử dụng cờ Đảng hỏng, sờn, rách, xuống màu, bong tróc. Vị trí, địa điểm treo cờ Đảng cần bảo đảm mỹ quan, trang trọng, đồng bộ với không gian chung; tuyệt đối không để lá cờ chạm đất.

Liên kết website