Quốc tế I (1864 - 1876)

I. Sự ra đời của Quốc tế I

1. Hoàn cảnh ra đời

Quốc tế I ra đời trên cơ sở của những yêu cầu thực tiễn cấp bách đặt ra trong phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế.

Thứ nhất, do sự phục hồi và phát triển của phong trào công nhân giữa thế kỷ XIX.

Cuộc cách mạng 1848 - 1849 thất bại, chính phủ phản động ở các nước châu Âu tiến hành khủng bố gắt gao, truy nã những chiến sĩ vô sản. Một số nhà lãnh đạo cách mạng vô sản bị tù đày, báo chí công nhân bị đóng cửa. Trong vụ án ở Khuên (Đức) năm 1852, giai cấp tư sản đã bịa đặt, vu cáo để kết tội những người cộng sản. Mấy tháng sau, “Đồng minh những người cộng sản'' phải giải tán.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1857 - 1859 bắt đầu từ Mỹ, sau đó lan sang Anh rồi mở rộng sang các nước châu Âu. Khủng hoảng kinh tế làm cho xã hội ở các nước châu Âu bị rối ren. Nạn thất nghiệp, nghèo đói tràn lan. Tình trạng đó khiến phong trào công nhân có điều kiện phát triển. Công nhân Pháp bãi công buộc Chính phủ Napôlêông III phải hủy bỏ đạo luật Sapơliê năm 1864. Cuộc đấu tranh đòi ngày làm việc 9 giờ của công nhân Anh năm 1858 góp phần thúc đẩy việc thành lập Hội đồng các công đoàn Luân Đôn, mặc dù hoạt động của nó vẫn chịu sự chi phối của chủ nghĩa nghiệp đoàn. Năm 1863, công nhân Đức thành lập Liên minh công nhân toàn Đức, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Látxan và chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản.

Trong thời kỳ này, tuy phong trào công nhân phát triển mạnh ở các nước châu Âu nhưng thiếu một sự chỉ đạo vững vàng, mặt khác, phong trào tại chịu ảnh hưởng của một số tư tưởng không trung, tư sản... Bài học kinh nghiệm của cách mạng 1848-1849 bước đầu giúp giai cấp công nhân thấy rõ sự phản bội của giai cấp tư sản, sự bấp bênh của giai cấp tiểu tư sản, song bản thân giai cấp công nhân chưa nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình.

Thứ hai, trước sự trưởng thành của phong trào công nhân về chính trị, tổ chức ''Đồng minh những người cộng sản'' (thành lập năm 1847 không đủ sức lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân nên đã tự giải tán vào năm 1852).

Thứ ba, những trào lưu tư tưởng đối lập với chủ nghĩa mác cản trở sự thống nhất của phong trào công nhân, làm suy yếu phong trào. Đây cũng là một yếu tố góp phần thúc đẩy sự ra đời một tổ chức quốc tế làm trung tâm tập hợp lực lượng, giác ngộ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, lãnh đạo phong trào công nhân.

Thứ tư, vai trò của C. Mác và Ph. Ăngghen. Hai ông theo dõi và tích cực tham gia phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trong tháng ngày sục sôi cách mạng. Bị trục xuất khỏi Pháp tháng 6-1849, Mác đến Luân Đôn và năm 1850 Ăngghen đến Mansextơ (Anh). Tháng 3-1850, chi hội của đồng minh những người cộng sản ở các nước nhận được Thư của Ban Chấp hành Trung ương do Mác và Ăngghen viết. Trong thư, Mác và Ăngghen phân tích những sự kiện 1848- 1849 ở Đức, vạch ra chiến lược, sách lược của Đảng vô sản trong cuộc cách mạng tương lai và nêu rõ học thuyết cách mạng không ngừng mà sau rày Lê nin kế tục, phát triển trong lý luận về chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Thời gian này, Mác viết hai tác phẩm nổi tiếng là Đấu tranh giai cấp pháp (1850) và Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapactơ (1852); Ăngghen viết nhiều bài báo, tập hợp thành cuốn Cách mạng và phản cách mạng ở Đức (1851). Trong những tác phẩm đó, phương pháp biện chứng duy vật được sử dụng để nghiên cứu lịch sử, tổng kết kinh nghiệm của cuộc cách mạng vừa qua, phát thiên lý luận về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản.

Bộ Tư bản được Mác bắt đầu viết vào năm 1861, tập đầu được xuất bản vào năm 1867, Mác luận chứng quá trình vận động của xã hội tư bản, vạch ra những mâu thuẫn nội tại, chỉ rõ quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong của chủ nghĩa tư bản, khẳng định sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi của chủ nghĩa xã hội đều là tất yếu như nhau.

Đồng thời với việc nghiên cứu lý luận, Mác và Ăngghen chú ý công tác tổ chức. Những cán bộ của ''Đồng minh những người cộng,sản'' sau khi tổ chức này tự giải tán được Mác và Ăngghen bồi dưỡng lý luận. Hai ông còn tranh thủ tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản khi cộng tác với tờ báo Nhân dân của Phong trào Hiến chương và tờ Diễn đàn Niu Oóc của phái dân chủ tư sản.

Hoạt động cách mạng không mệt mỏi của Mác và Ăngghen đã giác ngộ và tập hợp được những người tiên tiến nhất trong giai cấp công nhân các nước, thúc đẩy việc hình thành tổ chức quốc tế thay cho tổ chức ''Đồng minh những người cộng sản'' đã bị giải tán.

2. Sự thành lập và những văn kiện đầu tiên của Quốc tế I

Ngày 22-7-1863, Đại biểu công nhân các nước tổ chức hội nghị ở Luân Đôn để ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Ba Lan và phản đối chính phủ các nước châu Âu giúp đỡ Nga hoàng đàn áp khởi nghĩa. Hội nghị ra lời kêu gọi thành lập một tổ chức quốc tế. Ngày 28-9-1864, một cuộc họp do Đại biểu công nhân Pháp và Anh triệu tập được tổ chức ở Luân Đôn để phản đối sự đàn áp cuộc khởi nghĩa ở Ba Lan năm 1863, đã quyết định thành lập tổ chức công nhân quốc tế với tên gọi Hội Liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế I), bầu ra Ban Chấp hành Trung ương - cơ quan có nhiệm vụ thảo ra Tuyên ngôn và Điều lệ. Mác là người tổ chức Hội nghị, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Đại diện cho phong trào cách mạng Đức. Tham gia Ban Chấp hành. Trong ương Quốc tế I, ngoài các ủy viên thương vụ ra còn một số Đại biểu xuất sắc của phong trào công nhân Anh, công nhân Pháp và các nước khác, tất cả có 32 người. Hội nghị bầu ra một tiểu ban, trong đó có Mác được giao việc soạn thảo Tuyên ngôn và Điều lệ của Hội. Mục đích của Quốc tế I và đoàn kết Đại thành một khối tất cả các lực lượng có tinh thần chiến đấu của giai cấp công nhân châu Âu và châu Mỹ... Do vậy, Tuyên ngôn và Điều lệ của Quốc tế phải được soạn thảo sao cho cả những hội công liên của Anh, những môn đồ của Pruđông ở Pháp, Bỉ, Italia và Tây Ban Nha lẫn phái Lát xan ở Đức đều có thể chấp nhận được.

Tuyên ngôn thành lập Quốc tế do Mác trực tiếp soạn thảo đã nêu những nguyên tắc có tính tất yếu của sự phát triển gay gắt cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản; khẳng định chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng hoàn toàn giai cấp công nhân. Tuyên ngôn nhấn mạnh việc giải phóng giai cấp công nhân đòi hỏi phải có sự thống nhất và sự hợp tác anh em của công nhân trên phạm vi quốc tế. Ngoài ra, giai cấp công nhân phải kiên quyết phản đối những hành động xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, ngăn chặn và vạch trần chính sách ngoại giao phản động của chính phủ nước mình, coi đó là một bộ phận của cuộc đấu tranh chung để giải phóng giai cấp công nhân. Tuyên ngôn được kết thúc bằng khẩu hiệu “vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!''.

Điều lệ của Quốc tế và sự phác họa bước đầu về nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức công nhân Đại hội là cơ quan cao nhất, giữa hai kỳ Đại hội thì Ban Chấp hành Trung ương do Đại hội bầu ra lãnh đạo Quốc tế. Tổ chức của Quốc tế bao gồm các chi bộ. Những chi bộ trong một nước hợp thành liên chi và do hội đồng liên chi lãnh đạo. Nhiệm vụ của các hội viên là thống nhất các đoàn thể công nhân thành những tổ chức có tính chất toàn quốc.

Tuyên ngôn và Điều lệ được thông qua, là những văn kiện đầu tiên của Quốc tế I, đánh dấu bước trưởng thành của giai cấp công nhân và khẳng định sự đóng góp lớn lao của Mác. Tập hợp được mọi lực lượng công nhân trong Quốc tế I, Mác và Ăng ghen không ngừng giác ngộ họ đấu tranh chống lại các khuynh hướng xã hội chủ nghĩa sai trái.

II. Hoạt động của Quốc tế I

Quá trình hoạt động của Quốc tế ngắn liền với những hoạt động của Mác và Ăng ghen. Ngoài việc bồi dưỡng những phần tử cốt cán của cách mạng, Mác còn là người soạn thảo hầu hết những văn kiện quan trọng của Quốc tế I: Lịch sử hoạt động của Quốc tế I là lịch sử đấu tranh liên tục với những trào lưu phản động mưu toan giành quyền lãnh đạo, lũng đoạn tổ chức Quốc tế, lái công nhân đi vào con đường cải lương thoả hiệp, vô chính phủ...

1. Đấu tranh chống chủ nghĩa Pruđông

Năm 1865, các chi bộ của Quốc tế I được thành lập, nhưng theo Điều lệ thì chưa đủ điều kiện để triệu tập Đại hội. Từ 25 đến 29-9-1865, Mác mở một hội nghị bí mật ở Luân Đôn, có các ủy viên Trung ương và Đại biểu các chì bộ tham dự. Vấn đề gay gắt nhất trong Hội nghị là phái Pruđông không đồng ý ghi vào chương trình Đại hội yêu sách đòi độc lập của Ba Lan do Mác đề nghị. Phái Pruđông cho rằng đó là vấn đề thuần tuý chính trị, nhưng thực chất là họ ủng hộ chính sách của các chính phủ phản động Anh và Pháp đối với Ba Lan, đánh giá thấp phong trào giải phóng dân tộc. Phái Pruđông chủ trương bảo vệ và ửng hộ chủ nghĩa tư bản. Họ chỉ muốn xoá đi những cái ''không tốt'' của chủ nghĩa tư bản và xây dựng cái ''tốt'' nhằm duy trì vĩnh viễn chế độ tư hữu. Phái này chống lại phương thức đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân, chống lại việc tổ chức bãi công, coi việc thành lập các hợp tác xã là nhiệm vụ chủ yếu của phong trào công nhân, bảo vệ quyền tư hữu ruộng đất, phủ nhận đấu tranh chính trị và mọi hình thức nhà nước, kể cả chuyên chính vô sản. Chủ nghĩa Pruđông có ảnh hưởng khá mạnh ở Pháp, Bỉ và Italia.., là những nơi mà nền sản xuất nhỏ chiếm ưu thế. Đấu tranh chống chủ nghĩa Pruđông là yêu cầu bức thiết để giác ngộ và nâng cao khả năng tổ chức của giai cấp công nhân. Cuộc đấu tranh này diễn ra gay gắt và chiếm phần lớn chương trình nghị sự của hai Đại hội đầu tiên của quốc tế I.

Đại hội I của Quốc tế I họp ở Giơnevơ từ ngày 3 đến ngày 8-9-1866, có 60 Đại biểu của 25 chi bộ ở Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Đức tham dự. Mặc dù không trực tiếp tham dự, nhưng Mác đã chuẩn bị chương trình nghị sự, xây dựng bản thuyết trình của đoàn Đại biểu Anh, chủ yếu để chống phái Pruđông.

Phái Pruđông phản đối yêu sách của chủ nghĩa Mác đòi ngày làm việc 8 giờ, hạn chế lao động trẻ em, cho rằng đó là quan hệ riêng tư được thoả thuận giữa chủ và thợ. Họ còn phản đối yêu sách đòi bảo vệ lao động phụ nữ vì cho rằng chức năng của phụ nữ chỉ làm công việc nội trợ trong gia đình. Những người mác xít thông qua nghị quyết đòi hạn chế ngày lao động với công nhân, nhất là với trẻ em, làm đêm đối với phụ nữ, phải giáo dục phổ thông và nghề nghiệp cho công nhân, bảo vệ lao động phụ nữ, xoá bỏ thuế gián tiếp, đòi vũ trang toàn dân.

Nghị quyết của Đại hội về vấn đề công đoàn được thông qua đã nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của công đoàn, chống lại những luận điệu của phái Pruđông chủ trương bãi bỏ mọi hình thức tổ chức của công nhân. Nghị quyết cho rằng công đoàn cần thiết cho cuộc đấu tranh giữa tư bản và lao động, có vai trò là một đoàn thể có tổ chức để đẩy mạnh việc thủ tiêu chế độ lao động 1àm thuê. Việc thông qua nghị quyết về vấn đề công đoàn là thắng lợi lớn của những người mác xít đối với phái Pruđông (Pháp), phái Lát xan (Đức) và những lãnh tụ công đoàn (Anh).

Về vấn đề hợp tác xã, nghị quyết của Đại hội khẳng định, nếu giai cấp công nhân không nắm được quyền lực chính trị thì hình thức hợp tác xã không thể cải tiến được chế độ tư bản chủ nghĩa. Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn thành lập và Điều lệ, bầu lại Ban Chấp hành Tung ương với thành phần như cũ.

Sau Đại hội, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1866 phong trào đấu tranh của công nhân dâng cao. Công nhân Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ liên tiếp bãi công. Theo đề nghị của Mác, Quốc tế ửng hộ cuộc đấu tranh bằng cách thông báo tin tức, quyên tiền,,. Phong trào công nhân đã giành được một số thắng lợi chính trị. Ở Đức, năm 1867, công nhân Bắc Đức qua bầu cử đã đưa Vinhem Lípnếch và Auguxtơ Bê ben vào Quốc hội. Chính phủ Anh ban hành Luật Cải cách tuyển cử cho một bộ phận công nhân lớp trên tham gia. Đó là thắng lợi của sự đoàn kết quốc tế, mục tiêu mà Quốc tế I đã đề ra.

Đại hội II của Quốc tế họp ở Lô dan (Thụy Sĩ) từ ngày 2 đến ngày 8-9-1867, có 63 Đại biểu tham dự. Phái Pruđông ở Pháp và Thụy Sĩ nêu trở lại vấn đề lao động phụ nữ và trẻ em, vấn đề hợp tác xã. Họ buộc Đại hội thông qua một vài nghị quyết mơ hồ nhưng không giành được thắng lợi trong việc chiếm quyền lãnh đạo Quốc tế. Ban Chấp hành được bầu mới vẫn giữ nguyên và trụ sở vẫn đặt ở Luân Đôn.

Các nghị quyết về quốc hữu hoá các phương tiện giao thông vận tải, quyền công hữu về tư liệu sản xuất được Đại hội thông qua nhưng vấn đề quốc hữu hoá ruộng đất gặp phải sự phản đối kịch liệt của phái Pruđông nên phải gác lại. Đại hội xác định, nếu không giải phóng giai cấp công nhân về chính trị thì sẽ không thể giải phóng giai cấp công nhân về xã hội, do đó việc thiết lập quyền tự do về chính trị là rất cần thiết.

Đại hội III của Quốc tế họp ở Brúcxen từ ngày 6 đến ngày 13-9-1868 với gần 100 Đại biểu tham dự. Mác đã trực tiếp chuẩn bị báo cáo hàng năm của Ban Chấp hành Trung ương và dự thảo các nghị quyết chủ yếu. Cuộc đấu tranh gay gắt và lan rộng ở Pháp và Bỉ của giai cấp công nhân đã loại trừ dần ảnh hưởng của phái Pruđông. Đại hội thông qua nghị quyết xác nhận những vấn đề đã bàn trong Đại hội I ở Giơnevơ: tán thành bãi công, thành lập các công đoàn và ngày làm việc 8 giờ, đó là những nghị quyết chống lại Pruđông. Vấn đề quyền sở hữu ruộng đất là vấn đề được thảo luận gay go nhất. Đại hội đã thông qua nghị quyết quan trọng đòi chuyển ruộng đất, rừng, kênh đào, hầm mỏ và đường xe lửa, điện tín sang chế độ sở hữu tập thể với đa số phiếu tuyệt đối. Nghị quyết đó đánh dấu sự thắng lợi của tư tưởng vô sản đối với luồng tư tưởng tiểu tư sản trong nội bộ Quốc tế. Tuy nhiên, phái Pruđông vẫn kịch liệt chống đối nên Đại hội quyết định lần sau sẽ thảo luận lại.

Trong lúc tình hình châu Âu đang căng thẳng bởi nguy cơ có thể nổ ra chiến tranh, Đại hội Brúcxen thông qua nghị quyết có tính chất ảo tưởng, coi tổng bãi công như là một phương pháp toàn năng'' có thể ngăn chặn nguy cơ chiếng tranh. Mác đã phê phán nghị quyết đó và cho rằng, trong lúc giai cấp công nhân chưa có đủ ảnh hưởng quyết định đối với các sự biến chính trị thì Đại hội cần phải nên tiếng tố cáo và phản đối bọn gây chiến, xâm lược.

Tháng 8-1867 tập I bộ Tư bản của Mác được xuất bản, Đại hội thông qua nghị quyết kêu gọi công nhân các nước chú ý nghiên cứu tác phẩm và giúp đỡ để dịch tác phẩm đó ra các thứ tiếng. Đến Đại hội Brúcxen, đường lối do Mác đề ra đã được Quốc tế I thừa nhận ở mức độ nhất định. Như vậy, chủ nghĩa Pruđông đã bị đánh bại về căn bản, các hoạt động có tính chất cải lương trong Quốc tế cũng bị đẩy lùi.

2. Đấu tranh chống phái cơ hội chủ nghĩa Anh.

Cùng với việc chống phái Pruđông, những người mác xít còn phải đấu tranh chống lại bọn thủ lĩnh cơ hội của công đoàn Anh. Do sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa nên một số công nhân lành nghề được trả lương cao ở Anh biến thành tầng lớp trên của giai cấp công nhân mà lịch sử gọi là tầng lớp “công nhân quý tộc''. Do bị mua chuộc nên các lãnh tụ công đoàn ở Anh không muốn tiếp tục đưa quần chúng đi theo con đường đấu tranh cách mạng. Các công đoàn Anh chủ yếu mang tính chất tổ chức liên hợp giữa các nghề nghiệp trong phạm vi hẹp, ít đoàn kết với nhau. Các hoạt động của công đoàn chỉ nhằm mục tiêu kinh tế, ít quan tâm đến đấu tranh chính trị và chỉ dừng lại ở việc đấu tranh giành quyền bầu cử, chống lại một vài đạo luật đàn áp công nhân. Công đoàn Anh chịu ảnh hưởng của các chính đảng tư sản và hoạt động nhằm đưa lại quyền lợi cho công nhân quý tộc.

Vấn đề quan trọng trơng đấu tranh chống phái cơ hội chủ nghĩ Anh là thái độ đối với phong trào giải phóng dân tộc Ailen. Giải phóng dân tộc Ailen được coi là điều kiện đầu tiên để giải phóng giai cấp công nhân Anh, nâng cao tinh thần quốc tế vô sản của công nhân, tẩy rửa ảnh hưởng của chủ nghĩa sô vanh, mà giai cấp tư sản đã tiêm nhiễm vào một bộ phận công nhân. Bọn thủ lĩnh cơ hội chủ nghĩa Anh đi theo chính sách phản động, biện hộ cho việc nô địch. Mác đã đấu tranh chống lại, đề nghị Ban Chấp hành Quốc tế I lãnh đạo cuộc đấu tranh đòi thông qua nghị quyết lên án chính sách xâm lược của Chính phủ Anh và phát động chiến dịch đòi ân xá các nhà cách mạng Ailen.

3. Đấu tranh chống phái Lát xan ở Đức

Ở Đức, chủ nghĩa Lát xan có ảnh hưởng rộng rãi trong công nhân, đặc biệt trong Liên minh công nhân toàn Đức''. Phái Lát xan nêu vấn đề ''Luật sắt về tiền lương'' để phủ nhận đấu tranh bãi công, đấu tranh kinh tế, phủ nhận tổ chức công đoàn. Họ chỉ nêu việc đấu tranh để giành quyền phổ thông đầu phiếu, lập hội sản xuất với sự giúp đỡ của chính phủ phản động Phổ. Phái Látxan phủ nhận liên minh công nông, chủ trương liên minh với tư sản, phản bội lại cuộc đấu tranh của quần chúng.

Phong trào công nhân Đức trong những năm 60 dần phục hồi, không ngừng đấu tranh chống ảnh hưởng tư sản Auguxtơ Bê ben và Vinhem Lípnếch được sự giúp đỡ của C. Mác đấu tranh chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa Lát xan. Ngày 6-8-1868, Đại biểu của 14 nghìn công nhân trong Đại hội Nuyrembe tuyên bố đi theo cương lĩnh của Quốc tế I và ngày 6-8-1869, Đảng Công nhân Xã hội - Dân chủ Đức được thành lập ở Aidơnăc, mở ra giai đoạn mới của phong trào công nhân Đức.

4. Đấu tranh chống phái Bacunin

Vào năm 1864, trong Quốc tế I và phong trào công nhân, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Bacunin, chống sách lược vô chính phủ của nó được đưa lên hàng đầu. Chủ nghĩa Bacunin phản ánh quan điểm tư tưởng của người tiểu tư sản bị phá sản không còn hy vọng để cứu vớt được. Nó biểu lộ tâm trạng bất mãn, tuyệt vọng của tầng lớp thợ thủ công, tiểu tư sản thành thị và của nông dân đã bị phá sản trong hàng ngũ vô sản. Chủ nghĩa Bacunin lên án tất cả mọi chính phủ, coi chính phủ và tôn giáo là nguồn gốc mọi sự đau khổ của loài người. Chủ nghĩa Bacunin gần gũi với chủ nghĩa Pruđông là cùng đi theo con đường vô chính phủ. Chủ nghĩa Pruđông dùng lời lẽ cải lương còn chủ nghĩa Bacunin cố làm ra vẻ cách mạng. Bacunin đòi xoá bỏ mọi hình thức chính quyền, kể cả chuyên chính vô sản bằng các cuộc bạo động có tính chất âm mưu, khước từ mọi hoạt động chính trị của giai cấp công nhân, chủ trương thực hiện nguyên tắc cá nhân ngự trị hoàn toàn với khẩu hiệu ''Tất cả vì cá nhân'', cho rằng giải phóng cá nhân là điều kiện để giải phóng quần chúng. Bucunin cho rằng xoá bỏ quyền thừa kế là biện pháp thủ tiêu chủ nghĩa tư bản.

Chủ nghĩa Bacunin từ chỗ đối lập đã đi đến phủ nhận chủ nghĩa Mác, Mác chủ trương thực hiện chuyên chính vô sản, còn Bacunin phất lên ngọn cờ vô chính phủ. Chủ nghĩa Mác khẳng định, giai cấp công nhân đấu tranh để thủ tiêu các giai cấp bóc lột thì chủ nghĩa Bacunin đưa ra khẩu hiệu “Bình đẳng giữa các giai cấp''. Chủ nghĩa Mác cho rằng giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa thông qua các chính đảng của mình thì Bacunin đi tìm lực lượng trong tầng lớp lưu manh...

Cuộc đấu tranh của Mác và Ăngghen trong Quốc tế I chống lại tư tưởng cơ hội tiểu tư sản và vô chính phủ của Bacunin được đưa lên hàng đầu và tiếp tức diễn ra trong Đại hội IV của Quốc tế I.

Đại hội IV của Quốc tế I họp ở Balơ từ ngày 6 đến ngày 11-9-1869, có 78 Đại biểu của các nước Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha và có một Đại biểu là công nhân Mỹ tham dự.

Đại hội thảo luận lại vấn đề sở hữu ruộng đất theo yêu cầu của phái Pruđông. Đại hội phê chuẩn nghị quyết Đại hội Brúcxen về sự cần thiết phải hủy bỏ chế độ tư hữu ruộng đất, đồng thời thông qua nghị quyết kêu gọi công nhân tổ chức quần chúng và cuộc đấu tranh chống chế độ làm thuê. Tại Đại hội đã nổ ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa những người mácxít với phái Bacunin về quyền thừa kế tài sản. Bacunin vẫn cho rằng việc xoá bỏ quyền thừa kế bằng pháp luật trong xã hội tư bản là biện pháp để dần dần chuyển ruộng đất sang chế độ sở hữu tập thể. Mác cho rằng đó là điều không tưởng và cải lương khi giai cấp tư sản và địa chủ còn nắm chính quyền. Bị phái Bacunin lũng đoạn, Đại hội thông qua nghị quyết với đa số phiếu nghiêng về phái vô chính phủ; nhưng về tổ chức, phái Bacunin bị thất bại trong âm mưu chui vào Ban lãnh đạo để tăng cường lũng đoạn Quốc tế.

Đến năm 1870do tình hình quốc tế biến động, chiến tranh Pháp - Phổ bùng nổ, nên Đại hội V của Quốc tế I dự định họp vào tháng 9-1870 đã không thực hiện được. Trong tình hình đó, với tư cách Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Quốc tế I, Mác đưa ra hai bản hiệu triệu chỉ rõ tính chất của chiến tranh và kêu gọi công nhân Pháp - Phổ đoàn kết chống chiến tranh.

III. Quốc tế I giải tán và ý nghĩa của nó

1. Quốc tế I sau khi Công xã Pari thất bại

Quốc tế I có vai trò to lớn trong việc bảo vệ sự nghiệp của Công xã Pari. Những hoạt động của Quốc tế I đóng vai trò quan trọng trong sự ra đời của Công xã. Công xã là sản phẩm tinh thần của Quốc tế I.

Ngày 18-3-1871, khi cuộc khởi nghĩa của giai cấp vô sản Pari nổ ra và sau đó Công xã được thành lập, Mác đã nhiệt liệt hoan nghênh sáng kiến của quần chóng. Biết Công xã chưa đủ điều kiện để giữ chính quyền, Mác đã tìmcách hạn chế thất bại của Công xã. Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Mác đã viết tuyên ngôn về nội chiến ở Pháp, phân tích sâu sắc tính chất của công xã với tư cách và một chính thể của giai cấp vô sản, động thời vạch ra sai lầm và nguyên nhân thất bại của Công xã.

Sau khi Công xã Pari thất bại, giai cấp tư sản các nước ra mặt khủng bố các phân bộ Quốc tế. Bọn phản động rất căm tức thái độ của Mác; chúng đàn áp, truy tố, lùng bắt các hội viên Quốc tế và Mác. Chúng dùng mọi thủ đoạn để đàn áp công nhân và cấm các phân bộ của Quốc tế hoạt động.

Do sự đàn áp của giai cấp tư sản phản động các nước nên Quốc tế không triệu tập Đại hội. Quốc tế I tổ chức Hội nghị ở Luân Đôn từ ngày 17 đến ngày 23-9-1871 để thảo luận về hoạt động của Quốc tế và đề ra nhiệm vụ trước mắt của phong trào công nhân quốc tế. Từ kinh nghiệm của Công xã Pari, Hội nghị đã thông qua Nghị quyết quan trọng về thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở các nước.

Phái Bacunin chống lại nghị quyết và từ chối không thực hiện. Tháng 11-1871, chúng nhóm họp riêng ở Xônviê (Thụy Sĩ); tham gia ''Đại hội'' này chỉ có 16 đại biểu. Chúng tuyên bố chống chuyên chính vô sản, chống đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân. Bọn vô chính phủ đòi triệu tập đại hội Quốc tế, gây nhiều tác hại cho hoạt động của Quốc tế.

Đại hội V của Quốc tế tổ chức tại La Hay từ ngày 2 đến ngày 7-9-1872 có Mác và Ăng ghen tham dự. Đại hội khai trừ Bacunin và đồng bọn ra khỏi Quốc tế vì tội phản bội. Đại hội xác nhận nghị quyết của Hội nghị Luân Đôn từ ngày 17 đến ngày 23-9-1971 và nhắc nhở giai cấp công nhân các nước về bài học của Công xã Pari, nhất là vấn đề thành lập chính đảng vô sản ở từng nước. Đại hội chỉ rõ đấu tranh kinh tế và hoạt động chính trị liên quan chặt chẽ vời nhau. Đại hội quyết định rời trụ sở Tổng hội sang Mỹ vì không thể tiếp tục hoạt động ở châu Âu được. Đây là Đại hội cuối cùng của Quốc tế I.

Hội nghị cuối cùng của Quốc tế I họp ở Philađenphia ngày 15-7-1876 tuyên bố giải tán Quốc tế. Quốc tế I đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử truyền bá tư tưởng của chủ nghĩa Mác tới công nhân các nước, tạo cơ sở để thành lập chính đảng độc lập của công nhân ở châu Âu, châu Mỹ.

2. ý nghĩa lịch sử của quốc tế I

Quốc tế I có ý nghĩa to lớn, đó là tổ chức quốc tế đầu tiên của giai cấp công nhân, được thành lập trên cơ sở chủ nghĩa xã hội khoa học. Quốc tế được xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, kết hợp đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị là cơ sở cho cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội của giai cấp công nhân.

Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh các loại, Quốc tế I đã khởi thảo những vấn đề cương lĩnh về chiến lược và sách lược của chính đảng, góp phần làm cho phong trào công nhân có bước chuyển biến mới, tiến tới thành lập những tổ chức công nhân có tính chất quần chúng.

Quốc tế I, dưới sự lãnh đạo của Mác và Ăngghen đã đào tạo được nhiều cán bộ trở thành người tổ chức và lãnh đạo những chỉnh đảng vô sản đầu tiên của phong trào công nhân quốc tế.

Quốc tế I đã đấu tranh chống lại những trào lưu xã hội chủ nghĩa sai trái, chuẩn bị cơ sở cho việc thành lập chính đảng công nhân trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học. Cùng với việc thành lập các chính đảng vô sản độc lập, chủ nghĩa Mác ngày càng được truyền bá rộng rãi vào phong trào công nhân.

 

BVK (sưu tầm)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website