Từ lời thề trước đình Tân Trào đến Tuyên ngôn Độc lập trên Quảng trường Ba Đình

Trong những ngày đầu tháng 8-1945, sau khi phát xít Đức, Nhật lần lượt đầu hàng quân Đồng minh, từ 13 - 15/8/1945 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã triệu tập Hội nghị đại biểu toàn quốc tại Tân Trào do lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ trì, Tổng Bí thư Trường Chinh báo cáo về chủ trương khởi nghĩa của Trung ương. Hội nghị đã nhất trí và quyết định tranh thủ chớp thời cơ tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa. Ngay trong đêm 13/8, Tổng bộ Việt Minh đã thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc và ra Quân lệnh số 1 hạ lệnh triển khai ngay cuộc Tổng khởi toàn quốc theo nghị quyết của Trung ương Đảng. 

Tiếp theo, ngày 16/8, Đại hội quốc dân đã họp tại đình Tân Trào với 60 đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân trong cả nước biểu thị sự nhất trí hoàn toàn với chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng để giành .chính quyền trong cả nước và theo Lời hiệu triệu của Tổng bộ Việt Minh. Đại hội đã bầu ra Ủy ban giải phóng dân tộc - tức Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và nhất trí tôn vinh Cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, đồng thời quyết định Quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng năm cánh, Quốc ca là bài Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao. 

Sáng ngày 17/8, các thành viên trong Uỷ ban giải phóng dân tộc vừa được Đại hội bầu đã ra mắt quốc dân và làm lễ tuyên thệ trước sân đình Tân Trào. Thay mặt Uỷ ban, hướng lên Quốc kỳ trên đỉnh cột cờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh trân trọng đọc lời tuyên thệ trước hàng nghìn đồng bào trong khu giải phóng đến dự buổi lễ trọng thể này. Người tuyên thệ: 

Chúng tôi là những người vừa được quốc dân đại hội bầu vào Ủy ban giải phóng dân tộc để lãnh đạo cuộc cách mạng của nhân dân. Trước lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc, chúng tôi nguyện kiên quyết lãnh đạo nhân dân tiến lên, ra sức chiến đấu chống quân thù, giành độc lập cho Tổ quốc dù phải hy sinh đến giọt máu cuốí cùng cũng không lùi bước - Xin thề ! Tất cả buổi lễ cùng giơ cao nắm tay đồng thanh tiếp nối - Xin thề ! vang động không gian khu giải phóng Tân Trào. 

Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ ngày 18/8 cuộc khởi nghĩa chính thức xuất quân và đã giành được thắng lợi ngay trận đầu tiên tại 4 tỉnh lỵ Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam. Tiếp theo ngày 19/8 Thành ủy Hà Nội phát lệnh khởi nghĩa - với sách lược linh hoạt kịp thời cô lập quân Nhật, không để họ can thiệp, quần chúng cách mạng đã giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân, chiếm hầu hết các công sở cơ quan đầu não của chính quyền bù nhìn ở Thủ đô. Đó cũng là ngày trở thành mốc son lịch sử của cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám. Cùng ngày ở các tỉnh lỵ Yên Bái, Phúc Yên, Thái Bình, Thanh Hóa, Khánh Hòa đã liên tiếp đứng lên khởi nghĩa thành công. Kế tiếp sau đó từ ngày 20/8 đến 28/8 khắp các tỉnh, thành phố khác trong cả nước đã liên tiếp nổi dậy giành chính quyền và kết thúc cuộc Tổng khởi nghĩa đại thắng lợi nhanh chóng trọn vẹn trong toàn quốc. Trong đó thành phố Huế đã khởi nghĩa ngày 23/8, thành phố Sài Gòn khởi nghĩa ngày 25/8 và đã giành toàn bộ chính quyền 1ập nên Uỷ ban hành chính lâm thời Nam Bộ. Ngày 30/8, Hoàng đế Bảo Đại - đời vua cuối cùng nhà Nguyễn đã tuyên bố thoái vị trao lại ấn kiếm cho cách mạng, kết thúc 143 năm trị vì của triều đại phong kiến này. 

Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ lễ đài độc lập, Người trịnh trọng tuyên bố với cả thế giới rằng: 

"...Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy". Lời Người vang vọng hồn thiêng sông núi, thấu động bốn bể năm châu. 

Vậy là từ lời thề của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đình Tân Trào ngày 17/8 ''Quyết tâm giành độc lập cho Tổ quốc...'' chỉ sau 15 ngày đã trở thành hiện thực hiển nhiên trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới. Kết thúc một thời kỳ đô hộ, thống trị của thực dân phong kiến, chấm dứt những năm dài nô lệ, mở đầu một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, nâng vị thế Việt Nam lên tầm cao mới trong cộng đồng quốc tế. 

Bùi Đình Nguyên

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website