Quyết định số 1084/QĐ-TTg, ngày 20/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia
  • Về việc ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia
  • 1084/QĐ-TTg
  • Quyết định
  • Tài chính - Ngân hàng
  • 20/06/2016
  • 20/06/2016
  • Thủ tướng Chính phủ
  • Nguyễn Xuân Phúc
Nội dung:

 

THỦ TƯNG CHÍNH PHỦ
-------

Số: 1084/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG TƯ VẤN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ QUỐC GIA


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 17 tháng năm 2016 về thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia;

Xét đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - cơ quan thường trực Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Điều 3. Các thành viên của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

THỦ TƯỚNG

(Đã ký)

Nguyễn Xuân Phúc

 

------------

QUY CHẾ LÀM VIỆC

CỦA HỘI ĐỒNG TƯ VẤN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số
 1084/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2016 của Thủ tưngChính phủ)

Chương I

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 1. Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia (sau đây gọi là Hội đồng) có chức năng nghiên cứu, tư vấn cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về những chủ trương, chính sách, đề án lớn và những vấn đề quan trọng khác trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ ở tầm vĩ mô của nền kinh tế quốc dân.

Điều 2. Nguyên tắc và cách thức làm việc của Hội đồng:

1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tư vấn.

2. Ý kiến tư vấn của Hội đồng được thảo luận tập thể và do chủ tọa cuộc họp kết luận. Người chủ tọa và kết luận tại cuộc họp Hội đồng là Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.

3. Những vấn đề quan trọng về tài chính, tiền tệ quốc gia có thể tác động lớn đến quốc phòng, an ninh và kinh tế - xã hội thì thành phần mời họp Hội đồng do Thường trực Hội đồng đề xuất và Chủ tịch Hội đồng quyết định.

4. Đối với những đề án lớn, phức tạp, Hội đồng tổ chức việc tham khảo ý kiến các chuyên gia, các doanh nhân, các nhà khoa học,... trước khi đưa ra Hội đồng họp thảo luận.

5. Hội đồng họp định kỳ mỗi quý một lần vào tháng cuối quý. Trường hợp cần thiết theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Hội đồng, Hội đồng sẽ tiến hành họp đột xuất. Ngoài việc tổ chức thảo luận tập trung để các thành viên cho ý kiến trực tiếp tại các cuộc họp Hội đồng, Hội đồng có thể lấy ý kiến tham gia của thành viên bằng văn bản.

Chương II

NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH CỦA HỘI ĐỒNG

Điều 3. Nhiệm vụ của Hội đồng

Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 2 Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Hội đồng. Cụ thể như sau:

1. Căn cứ vào chương trình công tác hàng năm của Chính phủ, Hội đồng chủ động nghiên cứu đề xuất, có ý kiến tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề nêu tại Điều 1 Quy chế này.

2. Nghiên cứu, tư vấn một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện chính sách và kế hoạch tài chính, tiền tệ, quản lý và phát triển thị trường tài chính và một số vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Hội đồng.

3. Nghiên cứu, tham gia ý kiến vào các báo cáo, đề án, chính sách, cơ chế tài chính, tiền tệ theo đề nghị của các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

4. Tổ chức thảo luận, hội thảo, lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các doanh nhân, các nhà khoa học trong và ngoài nước về những chủ trương, chính sách, giải pháp thuộc lĩnh vực tài chính, tiền tệ khi cần thiết.

5. Khảo sát, nghiên cứu thực tiễn trong và ngoài nước để có thêm thông tin nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả tư vấn về các vấn đề thuộc chức năng nhiệm vụ của Hội đồng.

Điều 4. Cơ cấu thành viên Hội đồng gồm:

1. Chủ tịch Hội đồng: Phó Thủ tướng Chính phủ.

2. Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo cấp bộ một số bộ, ngành liên quan tham gia Hội đồng.

3. Các Ủy viên là lãnh đạo cấp bộ của một số bộ, ngành liên quan và một số chuyên gia am hiểu sâu về lĩnh vực tài chính, tiền tệ.

4. Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng, gồm:

- Tổ trưởng là lãnh đạo Văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Các tổ phó và tổ viên gồm cán bộ của một số bộ, ngành liên quan tham gia Hội đồng.

5. Các thành viên Hội đồng và Tổ Thư ký giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Nhân sự cụ thể do Thường trực Hội đồng đề xuất, Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực và Phó Chủ tịch Hội đồng:

1. Chủ tịch Hội đồng quyết định tổ chức và chủ tọa các cuộc họp của Hội đồng để thảo luận và tổng hợp kết luận các vấn đề để tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tham khảo ý kiến của chuyên gia, doanh nhân, nhà khoa học... trong và ngoài nước để tập hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc đưa ra Hội đồng xem xét, cho ý kiến.

2. Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thay mặt Chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền để tổ chức và chủ tọa các cuộc họp Hội đồng; ký các văn bản về tổ chức hoạt động của Hội đồng; các báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết luận các cuộc họp; thường trực Hội đồng, chỉ đạo trực tiếp và phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng.

3. Phó Chủ tịch Hội đồng thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng giao.

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng

1. Tham dự đầy đủ các cuộc họp Hội đồng cũng như các hoạt động khác của Hội đồng và chuẩnbị ý kiến về các vấn đề nêu trong chương trình nghị sự của cuộc họp. Những thành viên vắng mặt cuộc họp phải có báo cáo Chủ tịch Hội đồng thông qua Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng và có trách nhiệm đóng góp ý kiến bằng văn bản gửi cho Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng.

2. Có quyền tranh luận thẳng thắn, trên tinh thần xây dựng và có quyền bảo lưu ý kiến của mình. Ý kiến của thành viên Hội đồng tại cuộc họp được ghi chép, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ cùng với kết luận của Chủ tịch Hội đồng.

3. Được cung cấp thông tin và các tài liệu liên quan đến chính sách tài chính, tiền tệ để nghiên cứu, đóng góp ý kiến, chịu trách nhiệm bảo mật về các thông tin, tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật và ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

Điều 7. Nhiệm vụ của Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng

1. Xây dựng chương trình làm việc của Hội đồng trong 5 năm, hàng năm và nội dung các cuộc họp Hội đồng trình Chủ tịch Hội đồng phê duyệt.

2. Đôn đốc các bộ, ngành chuẩn bị báo cáo những vấn đề liên quan theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng; gửi tài liệu cần thiết cho các thành viên Hội đồng; tổng hợp ý kiến thảo luận của thành viên Hội đồng, đại diện các ban, ngành, các chuyên gia, các doanh nghiệp, nhà khoa học về các vấn đề, đề án cần xin ý kiến.

3. Chuẩn bị các văn bản thông báo kết luận cuộc họp và báo cáo tổng hợp ý kiến tư vấn của thành viên Hội đồng trình Chủ tịch Hội đồng phê duyệt.

4. Gửi thông báo kết luận và các nội dung khác của cuộc họp cho các thành viên vắng mặt; tổng hợp các ý kiến tham gia bằng văn bản của các thành viên vắng mặt để báo cáo Hội đồng.

5. Tham gia cùng Văn phòng Chính phủ chuẩn bị các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề tài chính, tiền tệ mà Hội đồng có trách nhiệm tư vấn.

6. Thực hiện công tác văn phòng, điều kiện vật chất, kinh phí cho hoạt động của Hội đồng và các thành viên Hội đồng.

Điều 8. Chế độ phối hợp và quan hệ công tác giữa Hội đồng với các bộ, ngành

1. Hội đồng phối hợp với các bộ, ngành chủ trì tổ chức nghiên cứu, thảo luận về các báo cáo, đề án chính sách tài chính, tiền tệ để tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Các bộ, ngành có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến đề án, báo cáo cho các thành viên Hội đồng thông qua Tổ trưởng Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng và trực tiếp báo cáo, giải trình những nội dung liên quan đến các đề án tại cuộc họp của Hội đồng.

3. Hội đồng có trách nhiệm thông báo ý kiến của Hội đồng cho các bộ, ngành có báo cáo, đề án và gửi Văn phòng Chính phủ.

4. Văn bản báo cáo của Hội đồng do Chủ tịch ký sử dụng dấu của Chính phủ, do các Phó Chủ tịch ký sử dụng dấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; văn bản hành chính do Tổ trưởng Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng ký sử dụng dấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

5. Văn phòng Chính phủ (hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) gửi giấy mời, tài liệu liên quan đến cuộc họp và phối hợp với các cơ quan liên quan (nếu có) để đảm bảo các điều kiện phục vụ các cuộc họp của Hội đồng.

Điều 9. Bảo mật thông tin và cơ chế phát ngôn của Hội đồng

1. Các nội dung thảo luận của Hội đồng, ý kiến thảo luận của các thành viên, ý kiến kết luận cuộc họp của Hội đồng và các tài liệu liên quan phải được bảo mật theo quy định của pháp luật.

2. Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng là người phát ngôn chính thức với các cơ quan truyền thông về nội dung và kết quả các cuộc họp Hội đồng trong trường hợp cần cung cấp thông tin cho báo chí.

3. Thành viên Hội đồng không được nhân danh Hội đồng, không sử dụng chức danh thành viên Hội đồng để phát ngôn khác với chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và kết luận tại các Phiên họp của Hội đồng.

Điều 10. Kinh phí hoạt động của Hội đồng

1. Kinh phí hoạt động của Hội đồng do Ngân hàng Nhà nước đáp ứng và được hạch toán vào chi phí nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước. Kinh phí này được dùng để chi cho các nhu cầu phục vụ họp, hội thảo, nghiên cứu, khảo sát trong và ngoài nước, công tác văn phòng, điều kiện vật chất và thù lao bồi dưỡng cho các thành viên Hội đồng và Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng.

2. Mức thù lao bồi dưỡng cho các thành viên Hội đồng và Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng và các khoản chi phí tại khoản 1 Điều này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 11. Quy chế này có hiệu lực thi hành từ ngày ký và thay thế các văn bản ban hành trước đây về Quy chế làm việc của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia.

Điều 12. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đề xuất và Thủ tướng Chính phủ quyết định./.

 


 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File
109/2015/QH13
27/11/2015
01/07/2016

Hà Nội chính thức tăng diện tích tách thửa đất ở tối thiểu lên 50m2

(ĐCSVN) - Ngày 27/9/2024, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định 61/2024/QĐ-UBND quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh, sinh viên. Tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới, tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người dạy và người học.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website