Quyết định số 1860/QĐ-TTg ngày 23/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thí điểm cấp ra-đi-ô cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới”
  • Phê duyệt Đề án “Thí điểm cấp ra-đi-ô cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới”
  • 1860/QĐ-TTg
  • Quyết định
  • Chính sách
  • 23/11/2017
  • 23/11/2017
  • Thủ tướng Chính phủ
  • Nguyễn Xuân Phúc
Nội dung:

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:1860/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “THÍ ĐIỂM CẤP RA-ĐI-Ô CHO VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI, VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN, BIÊN GIỚI”

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về công tác dân tộc;

Căn cứ Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Thí điểm cấp ra-đi-ô cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới” (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

Tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung, công tác dân tộc và chính sách dân tộc nói riêng; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững; nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận xã hội; ổn định chính trị vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Ra-đi-ô cấp cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi được sản xuất theo các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp, băng tần số hoạt động của ra-đi-ô phải đảm bảo thu được sóng AM, FM và sóng SW (sóng ngắn) của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài phát thanh - truyền hình địa phương; dễ sử dụng, dùng được pin sạc và nguồn điện.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN

1. Đối tượng thụ hưởng

- Già làng, trưởng thôn, bản, người có uy tín, các chức sắc tôn giáo ở các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực III ở các tỉnh được chọn điểm.

- Bí thư chi bộ, chi hội trưởng chi hội phụ nữ, Bí thư chi đoàn thanh niên, chi hội trưởng chi hội cựu chiến binh, chi hội trưởng chi hội nông dân; trưởng ban công tác mặt trận; cán bộ tư pháp, cán bộ văn hóa thông tin ở các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực III, xã biên giới ở tỉnh được lựa chọn thí điểm.

- Đồn, trạm, đội công tác biên phòng và các đồng chí bộ đội biên phòng tăng cường xuống xã biên giới ở tỉnh được lựa chọn thí điểm.

Mỗi đối tượng thụ hưởng được cấp 01 chiếc ra-đi-ô.

2. Phạm vi, thời gian thực hiện Đề án

Đề án được triển khai thí điểm ở 10 tỉnh thuộc 4 khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và duyên hải miền Trung gồm: Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Nghệ An, Quảng Nam, Kon Tum, Đắk Nông, Ninh Thuận, Trà Vinh, Kiên Giang.

Thời gian thực hiện Đề án: 05 năm (2017 - 2021).

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách trung ương đảm bảo.

2. Thực hiện việc mua ra-đi-ô, pin sạc, vận chuyển, cấp phát và quản lý Đề án theo quy định của Luật Đấu thầu, Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn các Luật

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN này.

1. Ủy ban Dân tộc là cơ quan chủ trì thực hiện Đề án có trách nhiệm:

- Phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam xác định tiêu chí kỹ thuật ra-đi-ô đáp ứng yêu cầu theo nội dung của Đề án.

- Triển khai thực hiện lựa

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân 10 tỉnh được lựa chọn thí điểm rà soát, tổng hợp số lượng, địa chỉ và thẩm định danh sách các đối tượng thụ hưởng ra-đi-ô đảm chọn đơn vị cung cấp ra-đi-ô đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mục tiêu của Đề án theo quy định của pháp luật.bảo đúng đối tượng quy định.

- Phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam và các bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm sau khi thực hiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Đài Tiếng nói Việt Nam có trách nhiệm:

- Đảm bảo phủ sóng Tiếng nói Việt Nam đến các khu vực cấp ra-đi-ô theo Đề án này.

- Phối hợp với Ủy ban Dân tộc xác định tiêu chí kỹ thuật ra-đi-ô, kiểm tra, nghiệm thu và quản lý chất lượng ra-đi-ô cấp cho đối tượng thụ hưởng.

- Phối hợp với Ủy ban Dân tộc, các bộ ngành và địa phương liên quan tổ chức đánh giá hiệu quả Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Bộ Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật.

4. Các bộ, ngành liên quan:

Trên cơ sở nội dung của Đề án, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm cấp ra-đi-ô có nhiệm vụ:

Chỉ đạo, hướng dẫn lựa chọn và quản lý các đối tượng được thụ hưởng kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn, nhằm khai thác, sử dụng ra-đi-ô hiệu quả.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện Đề án, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

THỦ TƯỚNG

(đã ký)

Nguyễn Xuân Phúc

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File
42/2017/TT-BYT
13/11/2017
28/12/2017

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website