Quyết định số 1861/QĐ-TTg ngày 23/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2016 - 2020
  • Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2016 - 2020
  • 1861/QĐ-TTg
  • Quyết định
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • 23/11/2017
  • 23/11/2017
  • Thủ tướng Chính phủ
  • Nguyễn Xuân Phúc
Nội dung:

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:1861/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;

Căn cứ Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ về phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020; ,

Căn cứ Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban/hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2016 - 2020, bao gồm các nội dung chính sau:

1. Tên Chương trình và cơ quan quản lý Chương trình

a) Tên Chương trình: Chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây viết tắt là Chương trình).

b) Chủ Chương trình: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Mục tiêu của Chương trình

a) Mục tiêu tổng quát: Phát triển hạ tầng du lịch đồng bộ, hiện đại bảo đảm các điều kiện kỹ thuật, góp phần tạo thuận lợi cho du khách cũng như thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các khu dulịch quốc gia, đặc biệt các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch, khu vực vùng sâu, vùng xa nhưng có tiềm năng du lịch nhằm hình thành các khu du lịch tầm cỡ khu vực và thế giới, có sức cạnh tranh cao, góp phần đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.

b) Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020:

- Bảo đảm cơ bản đồng bộ về kết cấu hạ tầng cho 3-5 khu du lịch quốc gia, góp phần tạo thuận lợi cho du khách cũng như thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

- Hỗ trợ đầu tư giao thông, tạo thuận lợi để tiếp cận một số hạ tầng cơ bản và hạ tầng du lịch của 30 khu, điểm du lịch quốc gia.

3. Đối tượng và phạm vi hỗ trợ của Chương trình

a) Đối tượng:

- Đường từ trục chính đến khu du lịch, điểm du lịch, địa bàn trọng điểm phát triển du lịch vùng.

- Đường trục chính, hệ thống xử lý chất thải trong khu, điểm du lịch.

- Các dự án xây dựng xử lý chất thải, bảo vệ môi trường các khu, điểm du lịch quốc gia.

- Kè hoặc nạo vét lòng hồ để bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch tại các khu, điểm du lịch, địa bàn trọng điểm phát triển du lịch vùng.

b) Phạm vi thực hiện:

Các địa phương thuộc địa bàn trọng điểm phát triển du lịch vùng; các địa phương, có khu, điểm, tuyến du lịch được xác định tại Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; trong đó ưu tiên hỗ trợ cho các tỉnh nghèo, không tự cân đối được ngân sách.

4. Nguyên tắc bố trí Chương trình

Thực hiện đúng các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ cho Chương trình mục tiêu Phát triển hạ tầng du lịch quy định tại Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và ưu tiên phát triển đầu tư cho các dự án lớn, trọng điểm, có tính chất lan tỏa, trước hết là các dự án hạ tầng kết nối thuộc địa bàn trọng điểm phát triển du lịch vùng thuộc quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Các dự án được hỗ trợ phải thuộc danh mục các Khu du lịch quốc gia điểm du lịch quốc gia trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020; tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 và đã có Quy hoạch xây dựng hoặc Quy hoạch tổng thể phát triển các Khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đã hoàn thành đầy đủ các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định hiện hành.

5. Mức hỗ trợ cho từng dự án

- Đối với dự án khởi công mới giai đoạn 2016 - 2020: Ngân sách trung ương xem xét hỗ trợ 100% tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với dự án chuyển tiếp đã được hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2011 - 2015: Tiếp tục hỗ trợ theo tỷ lệ cũ đã được thẩm định, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm cân đối ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để hoàn thành các dự án theo đúng các quyết định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư: Hỗ trợ theo tỷ lệ quy định trong hợp đồng dự án theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước đối với đầu tư theo hình thức đối tác công - tư.

6. Thời gian thực hiện Chương trình: Từ năm 2016 đến năm 2020.

7. Tổng kinh phí thực hiện Chương trình

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình là 30.664,551 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 35.000 tỷ đồng), trong đó:

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương: 3.802,551 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 8.138 tỷ đồng);

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương: 1.000 tỷ đồng;

- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): 3.662 tỷ đồng;

- Vốn huy động hợp pháp khác: 22.200 tỷ đồng.

8. Tổ chức thực hiện Chương trình

a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình.

- Tổng hợp và xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm đối với các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp, theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

- Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện các mục tiêu Chương trình đề ra.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trong việc phân bổ nguồn lực, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án thuộc Chương trình.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Chủ Chương trình cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hằng năm để thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Chủ Chương trình thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc Chương trình.

- Phối hợp với Chủ Chương trình kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.

c) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

- Chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình ở địa phương.

- Chịu trách nhiệm phê duyệt, bố trí vốn, quản lý tiến độ và giám sát các dự án thuộc Chương trình bảo đảm đúng mục tiêu, hiệu quả, tiết kiệm và không lãng phí, thất thoát.

- Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất (khi cần thiết) về tình hình triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương.

- Tổ chức sơ kết và tổng kết việc thực hiện Chương trình ở địa phương theo quy định.

Điều 2. Cơ chế quản lý và điều hành Chương trình thực hiện theo Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 

THỦ TƯỚNG

(đã ký)

Nguyễn Xuân Phúc

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File
42/2017/TT-BYT
13/11/2017
28/12/2017

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website