Quyết định số 200/QĐ-TTg, ngày 14/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025
  • Về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025
  • 200/QĐ-TTg
  • Quyết định
  • Kinh tế - Xã hội
  • 14/02/2017
  • 14/02/2017
  • Thủ tướng Chính phủ
  • Trịnh Đình Dũng
Nội dung:

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 200/QĐ-TTg

Hà Nội ngày 14 tháng 02 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 (sau đây gọi là Kế hoạch hành động) với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

2. Phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị giá tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin.

3. Phát triển thị trường dịch vụ logistics lành mạnh, tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọthành phần kinh tế, khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

4. Phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý chiến lược, tăng cường kết nối để đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics quan trọng trong khu vực.

5. Tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics về số lượng, quy mô, trình độ nhân lực, có năng lực cạnh tranh cao ở thị trường trong nước và quốc tế.

6. Nhà nước đảm nhiệm vai trò hỗ trợ, kiến tạo môi trường thuận lợi cho nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.

II. MỤC TIÊU

1. Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8%-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.

2. Tập trung thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics, xây dựng các trung tâm logistics cấp khu vực và quốc tế, nâng cao hiệu quả kết nối giữa Việt Nam với các nước. Đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics của khu vực.

3. Hình thành các doanh nghiệp dịch vụ logistics đầu tàu, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp dịch vụ logistics theo phương châm hiện đại, chuyên nghiệp.

4. Doanh nghiệp sản xuất, thương mại quản lý tốt chuỗi cung ứng, tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian lưu chuyển hàng hóa.

5. Ứng dụng các công nghệ mới trong logistics, đào tạo nhân lực chuyên nghiệp, trình độ cao về logistics, góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, tái cấu trúc hoạt động sản xuất, thương mại của doanh nghiệp.

6. Hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước, bao gồm các chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics, pháp luật điều chỉnh ngành, bộ máy quản lý tương xứng với trình độ phát triển của dịch vụ logistics của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

III. CÁC NHÓM NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics.

2. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics.

3. Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ.

4. Phát triển thị trường dịch vụ logistics.

5. Đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực.

6. Các nhiệm vụ khác.

Các nhiệm vụ cụ thể nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch hành động được huy động từ các nguồn: vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, tài trợ quốc tế và nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước, thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nướhiện hành, cụ thể như sau:

a) Các dự án, nhiệm vụ thuộc phạm vi chi của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ do ngân sách Trung ương bảo đảm và được bố trí trong dự toáchi ngân sách hàng năm của cơ quan.

b) Các dự án, nhiệm vụ thuộc phạm vi chi của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do ngân sách địa phương bảo đảm và được bố trí trong ngân sách hàng năm của địa phương.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Công Thương:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch hành động này; đề xuất cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội để triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch hành động.

b) Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, giám sát quá trình thực hiện Kế hoạch hành động này.

c) Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện hàng năm, đề xuất sửa đổi, bổ sung Kế hoạch hành động khi cần thiết; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Căn cứ Kế hoạch hành động này, các Bộ, ngành xây dựng, tổ chức thẩm định, phê duyệt, bố trí ngân sách và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo phân cấp và quy định của pháp luật hiện hành để triển khai các nhiệm vụ quy định tại Mục III và Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

3. Căn cứ tình hình phát triển dịch vụ logistics tại địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Kế hoạch phát triển dịch vụ logistics của địa phương mình, phê duyệt và bố trí ngân sách để triển khai thực hiện theo quy định.

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các hiệp hội, doanh nghiệp dịch vụ logistics và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

(đã ký)

Trịnh Đình Dũng

 

-------

CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS ĐẾN NĂM 2025

(ban hành kèm theo Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025)

TT

Nhiệm vụ

Kết quả đạt được

Cơ quan thực hiện (*)

Thời gianthực hiện/ hoàn thành

I

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịchvlogistics

1.

Bổ sung, sửa đổi nội dung về dịch vụ logistics trong Luật Thương mại

Tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động logistics

Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp

2020

2.

Ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định 140/2007/NĐ-CP

Bao quát toàn diện các dịch vụ logistics, nội luật hóa các cam kết quốc tế về logistics

Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp

2017

3.

Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách liên quan đến logistics

Kiến nghị sửa đổi, ban hành mới các chính sách, pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới

Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp

2018

4.

Rà soát, sửa đổi chính sách thuế, phí, giá dịch vụ liên quan đến logistics

Áp dụng giá dịch vụ sử dụng đường bộ và phí tại cảng theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động logistics

Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính

2017

5.

Rà soát các cam kết quốc tế về dịch vụ logistics tại WTO, ASEAN và các hiệp định thương mi tự do (FTA)

Kiến nghị các biện pháp đảm bảo tránh xung đột trong cam kết về logistics tại các diễn đàn quốc tế, tránh xung đột giữa cam kết quốc tế về logistics với pháp luật trong nước

Bộ Công Thương, BộKế hoạchvà Đầu tư, Bộ Tư pháp

2017

6.

Xây dựng phương án đàm phán cam kết về dịch vụ logistics tại các FTA trong tương lai

Cam kết về logistics trong các FTA tương lai cần đồng bộ với các cam kết đã có và pháp luật trong nước, chú ý phát huy lợi thế của các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, đua Việt Nam trở thành một đu mối logistics trong khu vực

Bộ Công Thương, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

2018

7.

Phổ biến, tuyên truyền về các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến dịch vụ logistics

Nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp về các cam kết quốc tế liên quan đến logistics để áp dụng đúng các cam kết này

Bộ Công Thương, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

2017 - 2025

8.

Đẩy mạnh các hoạt động thuận lợi hóa thương mại

Cải cách thủ tục hải quan, giảm và đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành, chuẩn hóa hồ sơ, triển khai các cam kết tại Hiệp định về Thuận lợi hóa thương mại của WTO

Bộ Tài chính, các Bộ ngành liên quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

2017 - 2025

9.

Đẩy mạnh áp dụng Cơ chế Một ca Quốc gia

Áp dụng Cơ chế Một cửa Quốc gia cho tất cả các thủ tục liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, người và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh

Bộ Tài chính, các Bộ ngành liên quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

2020

10.

Xây dựngCổng thông tin thương mại

Hỗ trợ doanh nghiệp tra cứu thuế suất và các thủ tục xuất nhập khẩu liên quan đến từng mặt hàng

Bộ Tài chính, Bộ Công Thương

2017

11.

Nghiên cứu,xây dựngchính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics tại địa phương

Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics tại địa phương hiệu quả, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương

Ủy bannhân dân các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương

2020

II

Hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics

12.

Rà soát các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ củahạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics

Đảm bảo các quy hoạch, kế hoạch về giao thông, vận tải phù hợp với các chiến lược, quy hoạch về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, gắn kết quy hoạch về trung tâm logistics, cảng cạn, kho ngoại quan trong một tổng thể thống nhất

Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính

2018

13.

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu sản xuất địa phương gắn với phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics

Đảm bảo các quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics phù hợp với kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của địa phương

Ủy bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

2018

14.

Hoàn thiện chính sách, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng logistics

Ban hành chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ logistics và phát triển kết cấu hạ tầng logistics

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

2019

15.

Tăng cườnghợp tácvới các đối tác nước ngoài để mở rộng kết nối hạ tầng logistics

Mở rộng kết nối hạ tầng logistics với các nước trong khu vực ASEAN, Đông Bắc Á và các khu vực kháctrên thế giới nhằm phát huy tác dụng của vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới và quá cảnh

Bộ Giao thông vận tải, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam

2017 - 2025

16.

Đầu tư mở rộng hạ tầng logistics nhằm kết nối các cảng của Việt Namvớicác nước láng giềng

Xây dựng côngtrình giao thông, kho bãi, trung tâm logistics trên các tuyến đường, hành lang kết nối các cảng của Việt Nam với Lào, Campuchia, Thái Lan và Nam Trung Quốc

Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương,Ủy bannhân dân các địa phương liên quan

2017 - 2025

17.

Đẩy mạnh pháttriển loại hình vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới, nhất là đối với hàng hóa quá cảnh

Tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển theo hình thức vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới, quá cảnh

Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương

2017 - 2025

18.

Đẩy mạnh tái cơ cấu vận tải nhằm phát triển thị trường vận tải có cơ cấu hợp lý

Khắc phục tình trạng bất hợp lý về cơ cấu vận tải, tăng thị phần của các phương thức vận tải khối lượng lớn, tăng cường kết nối các phương thức vận tải, giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải

Bộ Giao thông vận tải, các Hiệp hội liên quan

2017 - 2025

19.

Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hải

Tăng lưu lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Điều chỉnh Quy hoạch hệ thống cảng biển theo hướng tập trung phát triển lợi thế kinh tế vùng. Nâng cao chất lượng dịch vụ của đội tàu Việt Nam

Bộ Giao thông vận tải

2017 - 2025

20.

Mở rộng vậnchuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa

Tăng lưu lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy nội địa. Xây dựng các cảng thủy nội địa có trang thiết bị hiện đại, đặc biệt tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng

Bộ Giao thông vận tải

2017 - 2025

21.

Hiện đại hóa hệ thống đường sắt và nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt

Tăng lưu lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt. Giảm thời gian, tăng độ tin cậy và chất lượng dịch vụ. Kết nối tốt đường sắt với các hệ thống đường bộ, hàng hải, hàng không, đường thủy nội địa

Bộ Giao thông vận tải

2017 - 2025

22.

Tăng cường năng lực vận chuyển và xử lý hàng hóa bằng đường hàng không

Tăng lưu lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không. Xây dựng các nhà ga hàng hóa hiện đại, công suất xử lý hàng hóa lớn, mức độ tự động hóa cao

Bộ Giao thông vận tải

2017 - 2025

23.

Hợp lý hóa vận chuyển đường bộ

Duy trì lưu lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ có tính cân đối với các phương thức vận chuyển khác. Nâng cao độ tin cậy, tránh ùn tắc, giảm chi phí khi vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Bộ Giao thông vận tải

2017 - 2025

24.

Phát triển sàn giao dịch logistics

Tối ưu hóa vận tải hai chiều hàng hóa,container

Bộ Giao thông vận tải, các Hiệp hội liên quan

2018

25.

Cải thiện cơ sở hạ tầng logistics gắn với thương mại điện tử

Phát triển hệ thống vận chuyển nhằm đáp ứng xu thế phát triển của thương mại điện tử, trong đó chú trọng đến giao hàng chặng cuối

Bộ Công Thương, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam

2019

26.

Tập trung kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm logistics loại I tại khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

Hình thành các trung tâm logistics loại I, đóng vai trò kết nối Việt Nam với quốc tế

Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,Ủy bannhân dân các địa phương liên quan

2021

27.

Tập trung kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm logistics loại II tại khu vực Lạng Sơn, Lào Cai, Hải Phòng, Đà Nng, Quy Nhơn,Cần Thơ

Hình thành các trung tâm logistics loại II, đóng vai trò kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm của Việt Nam

Ủy bannhân dân các địa phương liên quan, BộKế hoạchvà Đầu tư, Bộ Công Thương

2023

28.

Phát triển các trung tâm logistics hàng không, trong đó chú trọng trung tâm logistics ni dài ngoài sân bay, phục vụ các mặt hàng đặc biệt

Hình thành các trung tâm logistics hàng không, trong đó có khu vực phục vụ các mặt hàng đặc biệt (hàng nguy hiểm, hàng giá trị cao, hàng công nghệ cao, hàng cần chế độ bảo quản đặc biệt..)

Bộ Giao thông vận tải, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam.

2020

29.

Vận động thu hút đầu tư xây dựng trung tâm logistics để thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam với thị trường toàn cầu:

Hình thành các trung tâm logisticsnước ngoài làm đầu cầu, tập kết và phân phối hàng hóa Việt Nam đến các thị trường quốc tế

Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam.

2017 - 2025

a)

- Khu vực Đông Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc

b)

- Khu vực Châu Âu: Hà Lan, Bỉ, Italia, Nga

c)

- Khu vực Châu Mỹ: Hoa Kỳ, Panama, Brasil

d)

- Khu vực Nam Á, Tây Á và Châu Phi:n Độ, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Nam Phi

III

Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chấtlượng dịchvụ

30.

Khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp trong một số ngành áp dụng mô hình quảntrị chuỗi cung ứng tiên tiến:

Doanh nghiệp trong một số ngành áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong quátrình sản xuất, kinh doanh, trong đó chú trọng triển khai các hoạt động logistics trên nền tảng ứng dng công nghthông tin và các công nghệ mới trong logistics

Bộ Công Thương, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tinViệt Nam, các hiệp hội ngành nghề liên quan

2021

a)

- Ngành dệt may

b)

- Ngành da giầy

c)

- Ngành đồ gỗ

d)

- Ngành nông sản - thực phẩm

đ)

- Ngành cơ khí - chế tạo

e)

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa

31.

Khuyến khích một số khu công nghiệp, khu chế xuất xây dựng hình mẫu khu công nghiệp dựa trên nền tảng logistics

Mộtsốkhu công nghiệp, khu chế xuất cung cấp các dịch vụ logistics khép kín, hỗ trợ doanh nghiệp trong khu rút ngắn thời gian, chi phí giao nhận nguyên vật liệu và sản phẩm

Bộ Kế hoạch và Đầu tư,Ủy bannhân dân các địa phương liên quan

2020

32.

Ưu tiên bố trí ngân sách hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật cho phát triển dịch vụ logistics, xã hội hóa nguồn lực cho phát triển dịch vụ logistics

Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuậttrongquản lý, vận hành, đào tạo về chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics

Bộ Khoa học và Công nghệ, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics

2017 - 2025

33.

Tích hợp sâu dịch vụ logistics với các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa trong nước và các ngành dịch vụ khác

Nâng cao số lượng doanh nghiệp sản xuất, thương mại có sử dụng dịch vụ logistics để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

2017 - 2025

34.

Đẩy mạnh xây dựng dịch vụ logistics trọn gói 3PL, 4PL

Nâng cao số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trọn gói, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm đạt chất lượng dịch vụ cao hơn

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, các Hiệp hội ngành hàng liên quan

2017 - 2025

35.

Hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dịch vụ logistics

Doanh nghiệp dịch vụ logistics, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn trong và ngoài nước, pháttriển thị trường, đào tạo, tiếp cận thông tin

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

2020

36.

Hỗ trợ xây dựng những tập đoàn mạnh về logistics, tiến tới đầu tư ra nước ngoài và xuất khẩu dịch vụ logistics

Hình thành những doanh nghiệp lớn về logistics, tạo định hướng và động lực phát triển thị trường

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

2022

37.

Hỗ trợdoanh nghiệp nâng cao năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động logistics

Doanh nghiệp nâng cao trình độ, năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động logistics

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam

2017 - 2025

IV

Phát trin thị trường dịch vụ logistics

38.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho dch vlogistics

Đăng cai, tổ chứccác hội thảo, hội chợ, triển lãm quốc tế về logistics. Tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế về logistics. Tổ chức các đoàn nghiên cứu ra nước ngoài và mời các đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam trao đổi cơ hộiđầu tư, hợp tácvềphát triển dịch vụ logistics

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

2017 - 2025

39.

Thu hút ngun hàng từ các nước Lào, Campuchia, Thái Lan và Nam Trung Quốc vận chuyển qua Việt Nam đi các nước và ngược lại

Nâng cao lưu lượng hàng hóa từ các nước Lào, Campuchia, TháiLan và Nam Trung Quốc vận chuyển quaViệt Nam đi các nước và ngược lại

Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Hiệp hộiDoanh nghiệp dịch vụlogistics ViệtNam

2017 - 2025

40.

Hỗ trợ nâng cao hiệu quả khai thác, tiếp thị và mở rộng nguồn hàng cho cụm cng Cái Mép - Thị Vải

Nâng cao lưu lượng hàng hóa tại cụm cảng Cái Mép - Thị Vi, đưa cụm cảng trở thành đầu mối thu gom và trung chuyển hàng hóa trong khu vực

Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương

2022

41.

Thúc đẩy phát triển thuê ngoài dịch vụ logistics

Đẩy mạnh tuyên truyền cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và thương mại nội địa về việc sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài theo hướng chuyên môn hóa, phân công lao động hợp lý trong chuỗi cung ứng

Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam

2017 - 2025

42.

Định hướng thayđổi hành vi trong thương mại quốc tế, gắn kết giữa doanh nghiệp chủ hàng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics

Thay đổi điều kiện giao hàng "mua CIF, bán FOB", nâng cao ý thức của doanh nghiệp chủ hàng, tạo cơ sở cho doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam tham gia vào nhiều công đoạn trong chuỗi cung ứng với hàm lượng giá trị gia tăng ngày càng cao

Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam

2017-2025

43.

Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về logistics

Tăng cường liên kết vớicác hiệp hội và doanh nghiệp dịch vụ logistics khu vực ASEAN và trên thếgiới. Thu hút đông đảo doanh nghiệp logistics nước ngoài đến làm ăn, hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam

2017 - 2025

V

Đào tạo, nâng cao nhận thức và chấtlượng nguồn nhân lực

44.

Đẩy mạnh đào tạo về logistics ở cấp đại học

Các trường đại học nghiên cứu xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo về logistics, thành lập khoa logistics. Công nhận chuyên ngành đào tạo logistics

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải

2023

45.

Đẩy mạnh đào tạo nghề về logistics

Xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề và khung trình độ quốc gia đào tạo nghề về logistics tương thích với trình độ chung của ASEAN và quốc tế. Các cơ sở đào tạo nghề triển khai đào tạo nghề liên quan đến logistics

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam.

2017 - 2025

46.

Nâng cao số lượng và chất lượng giảng viên về logistics

Thu hút giảng viên trong lĩnh vực logistics. Xây dựng tiêu chí kiến thức và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các giảng viên này

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

2017 - 2025

47.

Đào tạo cơ bản về logistics cho cán bộ quản lý doanh nghiệp và cán bộ quản lý nhà nước

Tổ chức đào tạo cơ bản về logistics cho cán bộ quản lý doanh nghiệp và cán bộ quảnlý nhà nước để có thể vận dụng trong hoạt động chuyên môn của đơn vị mình

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, Bộ Công Thương

2017 - 2025

48.

Kết nối các tổ chức đào tạo, doanh nghiệp logistics Việt Nam với các tổ chức đào tạo nước ngoài

Hợp tác vớicác tổ chức đào tạo nước ngoài tiến hànhcác khóa đào tạo dựa trên thực tếnhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, huấnluyệnnhân lực về logistics

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

2017 - 2025

49.

Tổ chức các chươngtrình khoa giáo về logistics phổ biến qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sửdụng các phươngtiện truyền thông nhằm quảng bá rộng rãi về vai trò, tầm quan trọng của logistics, doanh nghiệp dịch vụ logistics

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông

2023

50.

Hình thành một số trung tâm nghiên cứu mạnh về logistics

Hìnhthành một số trung tâm nghiên cứu chuyênsâu về logistics nhằm nghiên cứu, nắm bắt các xu hướng, công nghệ tiên tiến trong logistics, triển khai ứng dụng vào thực tế nhanh chóng và hiệu quả

Bộ Khoa học và Công nghệ, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam

2023

VI

Các nhiệm vụ khác

51.

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về logistics

Nghiên cứu khả năng thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về logistics, thành lập bộ phận tham mưu về logistics ở một số Bộ ngành để giúp Chính phủ điều phối các hoạt động về logistics

Bộ Nội vụ, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải

2018

52.

Củng cố, nâng cao vai trò của các Hiệp hội trong lĩnh vực logistics

Phát huy vai trò của các Hiệp hội trong lĩnh vực logistics nhằm xác định tầm nhìn, định hướng phát triển và hỗ trợ cho các doanh nghiệp về hoạt động logistics

Bộ Nội vụ, Bộ Công Thương, các Hiệp hội liên quan

2020

53.

Phát huy vai trò của Diễn đàn Logistics Việt Nam và thiết lập cơ chế phối hợp, đối thoại thường xuyên giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp dịch vụ logistics

Mở rộng phạm vi, thu hút sự tham gia của cả các doanh nghiệpdịch vụ logistics và nhàđầu tưquốc tế tại Diễn đàn Logistics Việt Nam. Bên cạnh đó, thiết lập cơchế phối hợp, đối thoại thường xuyên giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics để tháo gỡ khó khăn, giải quyết những vụ việccụ thể

Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam

2017 - 2025

54.

Xây dựng, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong hoạt động logistics

Xây dựng được các tiêu chuẩn,quy chuẩn giúp chuẩn hóa quy trình hoạt động logistics

Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ ngành liên quan, Hiệp hộiDoanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam.

2022

55.

Phát triển trang thiết bị kiểm tra, đo lường và kiểm định phương tiện đo lường phục vụ hoạt động logistics

Chế tạo, phát triển trang thiết bị kiểm tra, đo lường và kiểm định phương tiện đo đảm bảo tính chính xác, trung thực trong giao nhận hàng hóa

Bộ Khoa học và Công nghệ, các Hiệp hội liên quan

2022

56.

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê và thu thập dữ liệu thống kê về logistics.

Hình thành được hệ thống chỉ tiêu thống kê và tiến hành thu thập dữ liệu thống kê về logistics.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải

2019

57.

Ban hành mã số đăng ký kinh doanh theo nhóm ngành cho dịchvụ logistics

Ban hành mã số đăng ký kinh doanh theo nhóm ngành cho dịch vụ logistics

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2018

58.

Thiết lập bộ chỉ số đánh giá logistics

Hình thành bộ chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh logistics phù hợp với chuẩn mực quốc tế

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, Bộ Công Thương

2018

59.

Xếp hạng, đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics và doanh nghiệp dịch vụ logistics

Tổ chức nghiên cứu, xếp hạng, đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics và doanh nghiệp dịch vụ logistics

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, Bộ Công Thương

2018 - 2025

60.

Xây dựng Báo cáo Logistics Việt Nam

Xây dựng báo cáo hàng năm, trong đó đưa ra đánh giá tổng quan về hoạt động logistics, các đặc điểm, thay đổi trong năm và khuyến nghị giải pháp phát triển cho năm tiếp theo

Bộ Công Thương, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics

2017 - 2025

(*) Ghi chú: Cơ quan đầu tiên là đơn vị chủ trì, các cơ quan còn li phối hp.

 

 

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File
46/2016/TT-BYT
30/12/2016
30/12/2016

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website