Quyết định số 2283/QĐ-TTg, ngày 25/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
  • Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
  • 2283/QĐ-TTg
  • Quyết định
  • Nông - Lâm - Ngư nghiệp
  • 25/11/2016
  • 25/11/2016
  • Thủ tướng Chính phủ
  • Trịnh Đình Dũng
Nội dung:

THỦ TƯỚNGCHÍNH PHỦ
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2283/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MNG LƯỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tànguyên và Môi trường phải tuân thủ và phù hp yêu cầu về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo quan điểm, chủ trương của Đảng, các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Thống nhất, đồng bộ và phân bố hợp lý giữa các lĩnh vực, phù hợp với yêu cầu phát triển của Bộ, ngành và tình hình phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

3. Sử dụng hiệu quả nguồn lực của Nhà nước, tăng cường thực hiện tự chủ của các đơn vị sự nghiệp, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công; tiếp tục củng cố, đầu tư cơ sở vật chất các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, đồng thời thực hiện các chính sách thúc đẩy xã hội hóa nhằm thu hút tối đa nguồn lực của xã hội tham gia phát triển các dịch vụ sự nghiệp công.

4. Sắp xếp, kiện toàn bộ máy tinh gọn, đồng bộ, thống nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động; bảo đảm tính đặc thù của từng lĩnh vực, có tính kế thừa, phát huy tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ viên chức hiện có; không làm ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp các dịch vụ công về tài nguyên và môi trường.

Cơ cấu lại đội ngũ viên chức, bảo đảm hp lý về trình độ chuyên môn, xác định rõ vị trí việc làm, số lượng người làm việc phù hợp; nâng cao thu nhập cho viên chức và người lao động.

5. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ, tự bảo đảm chi phí hoạt động trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, nhân sự.

6. Quy hoạch mang tính động và mở, có sự cập nhật, điều chỉnh phù hp trong từng thời kỳ.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Bố trí hợp lý ngân sách nhà nước dành cho hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, đồng bộ, thống nhất giữa các lĩnh vực; tạo đột phá trong quản lý, từng bước xóa bỏ sự can thiệp và bao cấp của Nhà nước đối với hoạt động của đơn vị sự nghiệp; nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về tài nguyên và môi trường.

b) Tăng cường phân cấp, thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho các đơn vị sự nghiệp công lập đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính, có tính đến đặc điểm từng loại hình đơn vị, khả năng và trình độ quản lý nhằm thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp công phát triển lành mạnh, bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn đến năm 2020:

Về mạng lưới các đơn vị sự nghiệp: Thực hiện rà soát, sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường phù hợp với danh mục dịch vụ sự nghiệp công ngành tài nguyên và môi trường, bảo đảm tinh gọn, đồng bộ, thống nhất; thực hiện tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng cung cấp dịch vụ công; thí điểm chuyển một số đơn vị sự nghiệp sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.

Về thực hiện cơ chế tự chủ: Các đơn vị tăng dần mức độ tự chủ hàng năm phù hợp với lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công. Phấn đấu đến năm 2020 có 85% đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên.

b) Giai đoạn 2021 - 2030:

- Về mạng lưới các đơn vị sự nghiệp: Tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp đảm bảo phù hợp tình hình phát triển ngành tài nguyên và môi trường; đẩy mạnh việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp; thực hiện việc chuyển đổi một số đơn vị sự nghiệp có đủ điều kiện thành công ty cổ phần.

- Về thực hiện cơ chế tự chủ: Tiếp tục chuyển đổi cơ chế hoạt động của các đơn vị ở mức độ tự chủ cao hơn, phấn đấu đến năm 2030 có 95% đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên; trong đó, có 10% đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư.

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Sự nghiệp khoa học và công nghệ

a) Giai đoạn đến năm 2020:

- Duy trì hoạt động ca 7 Viện, gồm:

+ 04 Viện trực thuộc Bộ, gồm: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường; Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ; Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản; Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu;

+ 03 Viện thuộc các Tổng cục, gồm: Viện Nghiên cứu biển và hải đảo trực thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; Viện Khoa học môi trường trực thuộc Tổng cục Môi trường; Viện Nghiên cứu quản lý đất đai trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai.

- Thành lập Viện Khoa học tài nguyên nước trực thuộc Bộ.

Các Viện thuộc Bộ hoạt động theo cơ chế tự chủ đối với tổ chức khoa học và công nghệ.

b) Giai đoạn 2021 -2030:

Xem xét, nâng cấp Viện Nghiên cứu biển và hải đảo trực thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trở thành Viện trực thuộc Bộ khi đủ điều kiện.

Các Viện thuộc Bộ hoạt động ổn định theo cơ chế tự chủ đối với tổ chức khoa học và công nghệ.

2. Sự nghiệp đào tạo

a) Giai đoạn đến năm 2020:

- Duy trì hoạt động của 02 Trường Đại học, gồm: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh.

- Nghiên cứu chuyển Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung thành Phân hiệu của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

- Thành lập Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường trực thuộc Bộ trên cơ sở hợp nhất, tổ chức lại 06 tổ chức, thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc các đơn vị, gồm: Trung tâm Đào tạo và Truyền thông biển, hải đảo trực thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường trực thuộc Tổng cục Môi trường; Trung tâm Đào tạo và Truyền thông đất đai trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai; Trung tâm ứng dụng công nghệ và Bồi dưỡng nghiệp vụ khí tượng thủy văn trực thuộc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia; Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo Việt Nam - Hàn Quốc trực thuộc Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu và Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ và Bồi dưỡng cán bộ công chức trực thuộc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Các Trường, Trung tâm là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên, hoạt động theo cơ chế tự chủ đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo.

b) Giai đoạn 2021 - 2030:

Tiếp tục duy trì các đơn vị sự nghiệp đào tạo như giai đoạn 2016 - 2020.

3. Sự nghiệp thông tin, truyền thông và báo chí

a) Giai đoạn đến năm 2020:

- Duy trì 03 tổ chức báo, tạp chí hiện có thuộc Bộ, gồm: Báo Tài nguyên và Môi trường; Tạp chí Tài nguyên và Môi trường; Tạp chí Môi trường trực thuộc Tổng cục Môi trường.

- Thành lập Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường trực thuộc Bộ, trên cơ sở hp nhất, tổ chức lại 03 tổ chức thực hiện chức năng truyền thông tại các Tổng cục, gồm: Trung tâm Đào tạo và Truyền thông biển, hải đảo thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường thuộc Tổng cục Môi trường; Trung tâm Đào tạo và Truyền thông đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai.

- Hp nhất Tạp chí Địa chất vào Trung tâm Thông tin, Lưu trữ địa chất trực thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

- Việc thành lập, tổ chức lại các Tạp chí chuyên ngành được thực hiện theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.

Các tổ chức sự nghiệp truyền thông, báo chí thuộc Bộ là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên, hoạt động theo cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin, truyền thông và báo chí.

b) Giai đoạn 2021 - 2030:

Tiếp tục duy trì các đơn vị sự nghiệp thông tin, truyền thông và báo chí như giai đoạn 2016 - 2010.

4. Sự nghiệp y tế

a) Giai đoạn đến năm 2020:

Duy trì hoạt động của Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng trực thuộc Bộ, là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên, hoạt động theo cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp y tế.

b) Giai đoạn 2021 - 2030:

Tiếp tục duy trì hoạt động của Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng trực thuộc Bộ như giai đoạn 2016 - 2020.

5. Sự nghiệp kinh tế

a) Lĩnh vực đất đai

Giai đoạn đến năm 2020:

- Duy trì hoạt động của 02 đơn vị trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, gồm: Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai; Trung tâm Định giá đất và Kiểm định địa chính.

- Kiện toàn, tổ chức lại và đổi tên Trung tâm Điều tra, Đánh giá tài nguyên đất thành Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai.

- Đổi tên Trung tâm ứng dụng và Phát triển công nghệ địa chính thành Trung tâm Phát triển và Chuyển giao công nghệ địa chính.

Các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đất đai là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên.

Giai đoạn 2021 - 2030:

Tiếp tục duy trì các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực đất đai như giai đoạn 2016 -2020.

b) Lĩnh vực tài nguyên nước

Giai đoạn đến năm 2020:

- Duy trì hoạt động của 03 đơn vị, gồm:

+ Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, trên cơ sở kiện toàn lại cơ cu tổ chức các đơn vị trực thuộc cho phù hợp.

+ Trung tâm Thông tin - Kinh tế tài nguyên nước thuộc Cục Quản lý tài nguyên nước.

+ Trung tâm Hỗ trợ Phát triển lưu vực sông Mê Công thuộc Văn phòng Thường trực y ban sông Mê Công Việt Nam.

- Kiện toàn, đổi tên 02 đơn vị thuộc Cục Quản lý tài nguyên nước, gồm: Trung tâm Thẩm định, tư vấn tài nguyên nước thành Trung tâm Thẩm định và Kim định tài nguyên nước; Trung tâm Công nghệ tài nguyên nước thành Trung tâm Giám sát tài nguyên nước và hỗ trợ phát triển lưu vực sông.

Các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên nước là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên.

Giai đoạn 2021 - 2030:

Tiếp tục duy trì các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực tài nguyên nước như giai đoạn 2016 - 2020.

c) Lĩnh vực địa chất và khoáng sản

Giai đoạn đến năm 2020:

- Tiếp tục duy trì hoạt động của 12 đơn vị trực thuộc Tng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam, gồm: Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm; Liên đoàn Vật lý Địa chất; Liên đoàn INTERGEO; Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc; Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam; Liên đoàn Địa chất Đông Bắc; Liên đoàn Địa chất Tây Bắc; Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ; Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ; Liên đoàn Địa chất và Khoáng sản biển; Bảo tàng địa chất; Trung tâm Phân tích thí nghiệm địa chất.

- Kiện toàn, đổi tên Trung tâm Kiểm định và Công nghệ địa chất thành Trung tâm Kiểm định địa chất,

- Kiện toàn, tổ chức lại Trung tâm Thông tin, Lưu trữ địa chất trên cơ sở hợp nhất với Tạp chí địa chất.

Trung tâm Phân tích thí nghiệm địa chất là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; các đơn vị sự nghiệp còn lại thuộc Tng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên.

Giai đoạn 2021 - 2030:

Tiếp tục duy trì các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực địa cht và khoáng sản như giai đoạn 2016 - 2020.

Nâng mức tự chủ của Trung tâm Phân tích thí nghiệm địa chất thành đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đu tư.

d) Lĩnh vực môi trường

Giai đoạn đến năm 2020:

- Duy trì hoạt động của 02 đơn vị trực thuộc Tổng cục Môi trường, gồm: Trung tâm Quan trắc môi trường; Trung tâm Thông tin và tư liệu môi trường.

- Kiện toàn, đổi tên Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường thành Trung tâm Triển khai công nghệ môi trường.

Trung tâm Quan trắc môi trường; Trung tâm Thông tin và tư liệu môi trường là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chthường xuyên.

Trung tâm Triển khai công nghệ môi trường là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.

Giai đoạn 2021 - 2030:

Tiếp tục duy trì các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực môi trường như giai đoạn 2016 - 2020.

Xem xét chuyển đổi Trung tâm Triển khai công nghệ môi trường thành thành công ty cổ phần khi đủ điu kiện.

đ) Lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu

Giai đoạn đến năm 2020:

- Trước mắt, duy trì hoạt động của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; đồng thời rà soát lại cơ cấu tổ chức bên trong cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Khi được Chính phủ quyết định thành lập Tổng cục Khí tượng Thủy văn và Cục Biến đổi khí hậu, sẽ thực hiện:

+ Đổi tên Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương thành Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.

+ Kiện toàn, tổ chức lại Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường trực thuộc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia sau khi chuyển một số bộ phận về Vụ Quản lý mạng lưới khí tượng thủy văn.

- Kiện toàn, đổi tên 02 đơn vị trực thuộc Cục Khí tượng Thủy văn Biến đổi khí hậu, gồm: Trung tâm Công nghệ ứng phó biến đổi khí hậu thành Trung tâm ứng phó biến đổi khí hậu; Trung tâm Bảo vệ tầng ô-dôn thành Trung tâm Bảo vệ tng ô-dôn và phát triển kinh tế các-bon thấp.

Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi thường xuyên. Các đơn vị còn lại hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên.

Giai đoạn 2021 -2030:

Tiếp tục duy trì các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực khí tượng thủy văn như giai đoạn 2016 - 2020.

e) Lĩnh vực đo đạc và bản đồ

Giai đoạn đến năm 2020:

- Duy trì hoạt động của 04 đơn vị trực thuộc Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, gồm: Trung tâm Biên giới, địa giới; Trung tâm Kiểm định chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ; Trung tâm Thông tin Dữ liệu đo đạc và bản đồ; Ban quản lý các dự án đo đạc và bản đồ.

- Thành lập Trung tâm Điều tra và Xử lý dữ liệu đo đạc và bản đồ trên cơ sở sáp nhập, tổ chức lại 04 đơn vị: Trung tâm Thiết kế - Tư vấn đo đạc và bản đồ; Trung tâm ứng dụng và Phát triển công nghệ đo đạc và bản đồ; Trung tâm Địa tin học; Trung tâm Quản lý và cung cấp dịch vụ định vị vệ tinh.

Trung tâm Biên giới, địa giới là đơn vị tự bảo đảm bảo một phần chi thường xuyên. Các đơn vị còn lại hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên.

Giai đoạn 2021 - 2030:

Tiếp tục duy trì các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực đo đạc và bản đồ như giai đoạn 2016 - 2020.

Nâng mức tự chủ của Trung tâm Điều tra và Xử lý dữ liệu đo đạc và bản đồ thành đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.

g) Lĩnh vực biển và hải đảo

Giai đoạn đến năm 2020:

- Duy trì hoạt động của 03 đơn vị trực thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, gồm: Trung tâm Hải văn; Trung tâm Thông tin, dữ liệu biển và hải đảo; Trung tâm Trắc địa bản đồ biển.

- Thành lập hai đơn vị: Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên - môi trường biển khu vực phía Bắc và Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên - môi trường biển khu vực phía Nam, trên cơ sở hợp nhất, tổ chức lại 03 đơn vị: Trung tâm Điều tra tài nguyên - môi trường biển; Trung tâm Quy hoạch và Quản lý tổng hợp vùng duyên hải khu vực phía Bắc; Trung tâm Quy hoạch và Quản lý tổng hợp vùng duyên hải khu vực phía Nam.

Trung tâm Hải văn là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi thường xuyên. Các tổ chức khác là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên.

Giai đoạn 2021 - 2030:

Tiếp tục duy trì các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực biển và hải đảo như giai đoạn 2016 - 2020.

h) Lĩnh vực viễn thám

Giai đoạn đến năm 2020:

- Duy trì hoạt động của 02 đơn vị trực thuộc Cục Viễn thám quốc gia, gồm: Đài Viễn thám Trung ương; Trung tâm Thông tin và dữ liệu viễn thám.

- Kiện toàn và đổi tên Trung tâm Giám sát tài nguyên môi trường và thiên tai thành Trung tâm Giám sát tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu.

- Kiện toàn, tổ chức lại và đổi tên Trung tâm Thành lập và hiện chỉnh bản đồ viễn thám thành Trung tâm Kiểm định chất lượng sản phẩm viễn thám.

- Thành lập Trung tâm Triển khai công nghệ viễn thám trên cơ sở tổ chức lại 02 đơn vị: Trung tâm Dịch vụ viễn thám và địa tin học; Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ viễn thám.

- Kiện toàn, tổ chức lại và đổi tên Trung tâm Viễn thám miền Nam thành Đài viễn thám miền Nam khi dự án: “Thiết lập Trạm dò tìm, tiếp nhận dữ liệu và Trung tâm xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh” thuộc khuôn khổ hợp tác ASEAN - Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành và đi vào hoạt động.

Trung tâm Triển khai công nghệ viễn thám chuyển đổi mô hình thành đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; hoạt động theo mô hình doanh nghiệp; các đơn vị còn lại là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên.

Giai đoạn 2021 - 2030:

Tiếp tục duy trì các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực viễn thám như giai đoạn 2016 - 2020.

Xem xét chuyển đổi Trung tâm Triển khai công nghệ viễn thám thành công ty cổ phần khi có đủ điều kiện.

i) Lĩnh vực công nghệ thông tin

Giai đoạn đến năm 2020:

- Duy trì hoạt động của 03 đơn vị trực thuộc Cục Công nghệ thông tin, gồm: Trung tâm Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; Trung tâm Kiểm định sản phẩm công nghệ thông tin; Trung tâm ứng dụng công nghệ thông tin phía Nam.

- Kiện toàn, đổi tên Trung tâm Lưu trữ và Thông tin tài nguyên môi trường thành Trung tâm Thông tin, lưu trữ và Thư viện tài nguyên môi trường quốc gia trên cơ sở bổ sung nhiệm vụ về công tác thư viện.

- Kiện toàn, tổ chức lại Trung tâm Công nghệ phần mềm và GIS trên cơ sở hợp nhất với Trung tâm ứng dụng và Chuyển giao công nghệ.

Trung tâm Công nghệ phần mềm và GIS chuyển đổi cơ chế hoạt động thành đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; các đơn vị còn lại là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên.

Giai đoạn 2021 - 2030:

Tiếp tục duy trì các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin như giai đoạn 2016 - 2020.

Trung tâm Kiểm định sản phẩm công nghệ thông tin chuyển đổi cơ chế hoạt động từ tự đảm bảo chi thường xuyên thành đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.

k) Các lĩnh vực khác

Giai đoạn đến năm 2020:

- Duy trì hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc Bộ, hoạt động theo mô hình tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên.

- Thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Bộ Tài nguyên và Môi trường; hoạt động theo mô hình tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên.

Giai đoạn 2021 - 2030:

Tiếp tục duy trì các đơn vị sự nghiệp thuộc các lĩnh vực khác như giai đoạn 2016 - 2020.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Nhóm giải pháp quản lý nhà nước

a) Ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách đồng bộ để phát triển đơn vị sự nghiệp công lập, tạo động lực cho các đơn vị và đội ngũ viên chức.

b) Gắn quyền hạn với trách nhiệm của từng cấp, của tập thể và cá nhân người đứng đầu đơn vị; gắn phân cấp nhiệm vụ với phân cấp quản lý về tổ chức, nhân sự, tài chính và bảo đảm các điều kiện vật chất khác. Một mặt giao cho các đơn vị đầy đủ quyền tự chủ và trách nhiệm; mặt khác bảo đảm quyền sở hữu của đại diện chủ sở hữu trong các đơn vị.

c) Tiếp tục đẩy mạnh phân công, phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính; tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị cùng phát triển ổn định, bền vững; bảo đảm lợi ích của từng cá nhân, tập thể và của nhà nước.

d) Quy định rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý và điều hành đơn vị sự nghiệp; quy định và thực hiện cơ chế giám sát, kiểm tra, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trong việc thực hiện thẩm quyền.

đ) Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật; đồng thời, phát huy dân chủ ở cơ sở để giám sát công việc quản lý của các cấp; phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng trong việc giám sát hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

e) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo chuyển biến sâu sắc về tư tưởng nâng cao nhận thức của xã hội về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công.

2. Nhóm giải pháp về tài chính

a) Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào một số lĩnh vực về giáo dục, đào tạo, khoa học - công nghệ; hỗ trợ các đơn vị trong việc tìm nguồn tài trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp.

b) Khuyến khích các đơn vị sự nghiệp liên kết với doanh nghiệp, với các đơn vị sự nghiệp khác trong các hoạt động đào tạo, chuyển giao công nghệ.

c) Thay đổi cơ bản phương thức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, gắn việc giao dự toán ngân sách hàng năm cho các đơn vị sự nghiệp với việc thực hiện nhiệm vụ; từng bước chuyển từ việc giao dự toán ngân sách cho các đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công lập như hiện nay sang thực hiện phương thức về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo pháp luật để thúc đẩy các đơn vị phát triển.

3. Nhóm giải pháp về nhân lực

a) Tổ chức thực hiện Đề án vị trí việc làm của các đơn vị sự nghiệp công lập sau khi Đề án được phê duyệt.

b) Phát triển đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành có đủ năng lực trực tiếp tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước, khu vực và quốc tế về các lĩnh vực thuộc ngành tài nguyên và môi trường.

c) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức và người lao động.

4. Nhóm giải pháp về tổ chức

a) Nghiên cứu, rà soát, kiện toàn lại mạng lưới các đơn vị sự nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

b) Đổi mới mạnh mẽ mô hình hoạt động từ mô hình hiện nay sang mô hình thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch; định kỳ tổ chức thanh tra, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch.

b) Chủ động xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc điều chỉnh Quy hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế.

c) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nội dung liên quan trong Quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 



KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

(đã ký)

Trịnh Đình Dũng

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website