Ni-giê-ri-a (Nigeria)

Cộng hòa liên bang Ni-giê-ri-a (Federal Republic of Nigeria)

Mã vùng điện thoại: 234       Tên miền Internet: .ng

  Quốc kỳ Cộng hoà liên bang Ni-giê-ri-a

Vị trí địa lý: Ở Tây Phi, giáp Ni-giê, Sát, Ca-mơ-run, vịnh Ghi-nê và Bê-nanh. Tọa độ: 10000 vĩ bắc, 8000 kinh đông.

Diện tích: 923.770 km2

Thủ đô: A-bu-gia (Abuja)

Lịch sử: Nhiều thế kỷ trước khi bị thực dân xâm chiếm, vùng này đã có nhiều bộ lạc định cư. Năm 1861, Anh chiếm Lagos; năm 1897, Anh chiếm thêm vương quốc Bê-nanh, miền Nam và miền Bắc Ni-giê-ri-a. Ngày 1-10-1960, Ni-giê-ri-a giành được độc lập về chính trị. Sau năm 1983, Ni-giê-ri-a bước vào cuộc nội chiến liên miên tranh giành quyền lực giữa các bộ tộc ở miền Nam và miền Bắc. Ngày 18-11-1993, tướng S.Abacha lên nắm quyền đã giải tán Quốc hội và Chính phủ lâm thời. Từ cuối năm 1998, sau các cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống, tình hình Ni-giê-ri-a đã dần ổn định.

Quốc khánh: 1-10 (1960)

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa.

Các khu vực hành chính: 30 bang và thủ đô: Abia, thủ đô liên bang Abuja, Adamawa, Akwa Ibom, Anambra, Bauchi, Benue, Borno, Cross River, Delta, Edo, Enugu, Imo, Jigawa, Kaduna, Kano, Katsina, Kebbi, Kogi, Kwara, Lagos, Niger, Ogun, Ondo, Osun, Oyo, Plateau, Rivers, Sokoto, Taraba, Yobe.

Hiến pháp: Thông qua tháng 5-1999

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước và Chính phủ: Tổng thống

Bầu cử: Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm và không quá hai nhiệm kỳ.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội hai viện gồm Thượng viện (107 ghế, các thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm) và Hạ viên (346 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao; các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm; Toà thượng thẩm liên bang, các thẩm phán do Chính phủ liên bang bổ nhiệm dựa trên tư vấn của Uỷ ban tư vấn các quan toà.

Chế độ bầu cử: Từ trở l8 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Đảng Dân chủ nhân dân (PDP), Liên minh dân chủ (AD).

Khí hậu: Đa dạng; xích đạo ở phía nam, nhiệt đới ở vùng trung tâm, khô cằn ở phía bắc. Nhiệt độ trung bình: 26 - 330C. Lượng mưa trung bình: 500 mm ở vùng đông bắc, 4.000 mm ở miền Nam.

Địa hình: Vùng đất thấp ở phía nam; vùng đồi và cao nguyên ở trung tâm; núi ở phía đông nam; đồng bằng ở phía bắc.

Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, thiếc, sắt, than đá, đá vôi, chì, kẽm, khí tự nhiên.

Dân số: 174.51.000 người (ước tính năm 2013)

Các dân tộc: Người Hausa, Fulani, Yoruba, Ibo, Ijaw, Kanuri, Ibibio, Tiv.

Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh; tiếng Hausa, Yoruba, Ibo, Fulani được dùng phổ biến.

Tôn giáo: Đạo Hồi (50%), Đạo Thiên chúa (40%), tín ngưỡng bản địa (10%).

Kinh tế: Ni-giê-ri-a tuy có nhiều dầu mỏ nhưng nền kinh tế vẫn khó khăn do quản lý kinh tế vĩ mô còn yếu. Khai thác dầu mỏ chiếm 30% GDP, 95% giá trị ngoại tệ và khoảng 80% thu ngân sách.

Sản phẩm công nghiệp: Dầu thô, than đá, thiếc, bông, cao su, gỗ, hàng da, hàng dệt, xi măng, thực phẩm, phân hoá học, v.v..

Sản phẩm nông nghiệp: Ca cao, lạc, dầu cọ, ngô, gạo, lúa miến, kê, sắn, khoai; cừu, dê, lợn; gỗ, cá.

Văn hoá: Trong lịch sử, tại Ni-giê-ri-a đã tồn tại rất nhiều quốc gia khác nhau với những nền văn hóa riêng đặc sắc. Hiện nay, tại đất nước Ni-giê-ri-a có rất nhiều lễ hội độc đáo, đặc sắc như: Lễ hội bắt cá Argungu, lễ hội hóa trang (đến mùa lễ hội, người dân Ni-giê-ri-a lại cải trang thành các vị thần và diễu hành qua các xóm làng, với mong muốn đem lại niềm vui, sự may mắn và xua đuổi điều xấu), lễ hội Durbar (trong lễ hội là cuộc diễu binh, phô trương thanh thế của các tiểu vương); Lễ hội khoai lang...

Giáo dục: Phần lớn trẻ em được học ở các trường tiểu học, song chỉ có khoảng 1/5 số đó tiếp tục học trung học. Ngôn ngữ dạy ở các trường học là tiếng Anh. Chính phủ liên bang tài trợ cho hầu hết các trường đại học. Một số lượng đáng kể người Ni-giê-ri-a được theo học ở các trường đại học trên thế giới, thường là dựa vào học bổng do Chính phủ cấp.

Các thành phố lớn: Lagos, Ibadan, Kano, Ogbomosho, Oshogbo...

Đơn vị tiền tệ: Naira (N); 1 N = 100 kobo

Quan hệ quốc tế: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 25/5/1976 Tham gia các tổ chức quốc tế AfDB, ECA, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ITU, OAU, OPEC, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, v.v..

Danh lam thắng cảnh: Ibađan, tổng hành dinh Yoruba, khu giải trí Yankari, Kano, hồ Sát, Lagos...

Cơ quan đại diện:

Đại sứ quán Việt Nam tại Ni-giê-ri-a

Số 9, đường River Niger, quận Maitama, Abuja, Nigeria

ĐT: +234 9 8703678

Fax: +234 9 8703679

Email: vnemb.ng@mofa.gov.vn ; hoặc dsqvnnigeria@yahoo.com

Đại sứ quán Ni-giê-ri-a tại Việt Nam

Số 44/1 phố Vạn Bảo

Khu Ngoại giao đoàn, Hà Nội, Việt Nam

ĐT: 04.37263610/37263611



Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ...

Tạm dừng tuyển dụng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cho đến khi hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính các cấp

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Kết luận số 128-KL/TW ngày 7/3/2025 về chủ trương công tác cán bộ.

Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư vừa ban hành Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/2/2025 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025.

Bộ Chính trị yêu cầu không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ ba trở lên

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham mưu, sửa đổi Quy định liên quan đến việc xử lý vi phạm chính sách dân số và chủ động sửa đổi Hướng dẫn số 05-HD/TW, ngày 22/11/2022 theo hướng không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ ba trở lên, đồng bộ với việc sửa đổi các quy định của pháp luật.

Liên kết website