U-gan-đa (Uganda)

Cộng hòa U-gan-đa (Republic of Uganda)

Mã vùng điện thoại: 256                 Tên miền Internet: .ug

c

Quốc kỳ Cộng hòa U-gan-đa

Vị trí địa lý: Ở Đông Phi, giáp Xu-đăng, Kê-nia, Tan-da-nia, Ru-an-đa và Cộng hòa dân chủ Công-gô. Tọa độ: 1000 vĩ bắc, 32000 kinh đông.

Diện tích: 241.038 km2

Thủ đô: Cam-pa-la (Kampala)

Lịch sử: Trước khi người châu Âu tới, trên vùng đất này đã tồn tại nhiều quốc gia phong kiến, trong đó có vương quốc U-gan-đa hùng mạnh. Năm 1894, Anh thiết lập chế độ bảo hộ đối với các quốc gia trong vùng. Sau nhiều năm đấu tranh liên tục, ngày 9-10-1962 U-gan-đa đã giành được độc lập.

Quốc khánh: 9-10 (1962)

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa.

Các khu vực hành chính: 39 quận: Apac, Arua, Bundibugyo, Bushenyi, Gulu, Hoima, Iganga, Jinja, Kabale, Kabarole, Kalangala, Kampala, Kamuli, Kapchorwa, Kasese, Kibale, Kiboga, Kisoro, Kitgum, Kotido, Kumi, Lira, Luwero, Masaka, Masindi, Mbale, Mbarara, Moroto, Moyo, Mpigi, Mubende, Mukono, Nebbi, Ntungamo, Pallisa, Rakai, Rukungiri, Soroti, Tororo.

Hiến pháp: Thông qua ngày 8-10-1995.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước và Chính phủ: Tổng thống.

Bầu cử: Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu; Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội gồm 276 ghế, trong đó 214 ghế được bầu trực tiếp theo phổ thông đầu phiếu, 62 ghế do các nhóm có quyền lợi đặc biệt, được thành lập hợp pháp, đề cử và được Tổng thống phê chuẩn, nhiệm kỳ 5 năm.

Cơ quan tư pháp: Tòa Thượng thẩm, Tòa án Tối cao; các thẩm phán đều do Tổng thống bổ nhiệm.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Phong trào Kháng chiến quốc gia (NRM), Đại hội Nhân dân U-gan-đa (UPC), Đảng Dân chủ (DP), Đảng Bảo thủ (CP).

Khí hậu: Nhiệt đới; có hai mùa mùa khô và mùa mưa; bán khô cằn ở phía đông bắc. Nhiệt độ trung bình: 18 - 220C. Lượng mưa trung bình: 750 - 1.500 mm.

Địa hình: Phần lớn là cao nguyên và núi.

Tài nguyên thiên nhiên: Đồng, cô-ban, đá vôi, muối.

Dân số: 37.101.745 người (ước tính năm 2015)

Các dân tộc: Người Baganda (17%), Karamojong (12%), Basogo (8%), Iteso (8%), Langi (6%), Ruanđa (6%), Bagisu (5%), Acholi (4%), Lugbara (4%), Bunyoro (3%), Batobo (3%) người dân tộc khác (24%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh; tiếng Ganda hay Luganda, các thứ tiếng Nilo - Xahara, Swahili, A-rập cũng được sử dụng rộng rãi.

Tôn giáo: Đạo Thiên chúa (33%), đạo Tin lành (33%), đạo Hồi (16%), tín ngưỡng cổ truyền (18%).

Kinh tế

Tổng quan: Uganđa giàu tài nguyên thiên nhiên: đất đai màu mỡ, nhiều mỏ đồng và cô ban lớn. Nông nghiệp là khu vực quan trọng nhất của nền kinh tế, thu hút hơn 80% lực lượng lao động. Cà phê là cây chủ lực và có doanh thu xuất khẩu lớn.

Sản phẩm công nghiệp: Đường, bia, thuốc lá, hàng dệt, bông, xi măng.

Sản phẩm nông nghiệp: Cà phê, chè, bông, thuốc lá, sắn, khoai tây, ngô, kê, đậu; thịt bò, thịt dê, sữa, gia cầm.

Văn hoá – giáo dục:

Số người biết đọc, biết viết đạt 61,5%; nam: 73,7%; nữ: 50,2%.

Giáo dục theo mô hình của Anh. Từ khi giành được độc lập, trường tiểu học và trung học được mở thêm nhiều.

Hệ đại học và cao đẳng được phân làm hai loại: Cao đẳng là của Nhà nước, đại học là trường tư; có 10 trường sư phạm. Lâu đời nhất là Trường đại học Makerere.

Trong những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, công tác chăm sóc sức khoẻ vào loại tốt nhất Nam Xa-ha-ra, châu Phi, nhưng do tình hình chính trị không ổn định, y tế đã sa sút: 21% dân số nước này đã nhiễm vi rút HIV.

Tuổi thọ trung bình đạt 43,06 tuổi; nam: 42,2 tuổi; nữ: 43,94 tuổi.

Các thành phố lớn: Mbale, Tinja, Entebbe...

Đơn vị tiền tệ: Shilling Uganđa (USh); 1 USh = 100 cent

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Cam-pa-la, dãy núi Ru-ven-đô-vi, thác Ca-ba-lê-ga, các công viên Thung lũng Ki-đêpô và Ru-ven-đô-vi, hồ Vích-to-ria, v.v..

Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 09/02/1973. Tham gia các tổ chức quốc tế AfDB, ECA, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, Interpol, IOC, ITU, OAU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, v.v..

Cơ quan đại diện:

Đại sứ quán Việt Nam tại Tan-za-nia kiêm nhiệm U-gan-đa

Plot 478 - Kawe Low Density

9724, Dares Salaam - Tanzania

Tel: 255-22-2781330

Fax: 255-22-2781336

Email: vnemb.taz2009@yahoo.com.vn ; vnemb.tz@mofa.gov.vn

Đại sứ quán U-gan-đa tại Bắc Kinh kiêm nhiệm Việt Nam

5, Sanlitun Dongjie Chaoyang District, 100600 Beijing

Điện thoại: +8610 6532 1708

+8610 6532 1324

+8610 6532 2370

Fax:+8610 6532 2242

Email: info@ugandaembassycn.org 



Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng

(ĐCSVN) - Ngày 27/3, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, trong đó đề ra mục tiêu và lộ trình cụ thể trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2028 đối với hạ tầng số, ứng dụng số, dữ liệu số; công tác nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Trung ương Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên môi trường số; tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực.

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương.

Khẩn trương xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW tại địa phương

(ĐCSVN) - Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đề nghị các tỉnh uỷ, thành uỷ khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Từ ngày 20/3 không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3

(ĐCSVN) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 15-HD/UBKTTW về sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW ngày 22/11/2022 về thực hiện một số điều trong Quy định 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/3/2025.

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ...

Liên kết website