Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và Đảng Công nhân (tháng 11-1960) tại Matxcơva (Nga)

Chỉ ba năm sau Hội nghị Matxcơva năm 1957, đã có nhiều biến đổi quan trọng diễn ra trên thế giới và trong phong trào cộng sản quốc tế. Cách mạng Cuba thắng lợi (1959) đưa Cuba gia nhập phe XHCN, làm cho hệ thống XHCN mở rộng sang cả Tây bán cầu. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh, nhiều quốc gia non trẻ giành được độc lập dân tộc ở những mức độ khác nhau, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân tan rã từng mảng lớn. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân sau một số năm tạm lắng nay lại bùng nên mạnh mẽ.

Các lực lượng đế quốc tăng cường tấn công vào cách mạng. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu, họ thực hiện ''chiến lược diễn biến hòa bình''; còn đối với Cuba và Việt Nam thì bao vây, khiêu khích hoặc xâm lược và thực hiện chủ nghĩa thực dân trá hình ở khu vực Á - Phi - Mĩ Latinh.

Các lực lượng phản động ở nhiều nước đã mở cuộc tiến công vào các Đảng Cộng sản. Năm 1959, Đảng Cộng sản Achentina bị cấm hoạt động. Năm1960, Đảng Cộng sản Marốc cũng bị cấm. Những người cộng sản bị đàn áp khốc liệt ở Mĩ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia, Hi Lạp, Iran, Gioocđani, Irắc, Paragoay, Achentina, Xu đăng… Trong tình hình như thế, những thế lực cơ hội, xét lại đang nắm quyền ở một số Đảng Cộng sản lại đưa ra đường lối ''chung sống hòa bình'', thỏa hiệp giai cấp vô nguyên tắc và trong phong trào cộng sản quốc tế lại xuất hiện một trào lưu mới hết sức nguy hại – chủ nghĩa giáo điều chủ nghĩa biệt phái.

Trong bối cảnh lịch sử này, Hội nghị đại biểu của 81 Đảng Cộng sản và công nhân họp ở Matxcơva vào tháng 11-1960. Đây là hội nghị lớn nhất từ trước đến nay của phong trào cộng sản quốc tế.

Hội nghị Matxcơva năm 1960 đã khẳng định và kế thừa những nội dung cơ bản của bản Tuyên bố năm 1957, phát triển và bổ sung thêm một số luận điểm quan trọng.

Hội nghị đã phân tích tình hình quốc tế và những vấn đề cơ bản của thế giới, đưa ra khái niệm về “thời đại hiện nay”, xác định nhiệm vụ hàng đầu của các Đảng Cộng sản và công nhân là bảo vệ và củng cố hòa bình ngăn chặn bọn đế quốc hiếu chiến phát động chiến tranh thế giới mới, tăng cường đoàn kết phong trào cộng sản đấu tranh cho hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Trong bản Tuyên bố Matxcơva năm 1960, Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế tuy gạt bỏ những quan điểm “tả khuynh cực đoan” của Mao Trạch Đông về ''chủ nghĩa đế quốc là con hổ giấy'', về khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh thế giới mới để lật đổ hoàn toàn chủ nghĩa đế quốc, về mâu thuẫn chủ yếu của thế giới là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và phong trào giải phóng dân tộc v.v…, nhưng nhìn chung vẫn chưa có những đánh giá khoa học và khách quan về thời đại và thế giới.

Trong văn kiện này có nhiều luận điểm mâu thuẫn nhau, thể hiện sự chắp vá, nhân nhượng về quan điểm giữa các đảng tham dự Hội nghị. Đối với một số người, trong văn kiện này có nhiều luận điểm của chủ nghĩa xét lại, và một số người khác lại cho rằng có nhiều luận điểm giáo điều, tả khuynh.

Chính vì vậy, Hội nghị Matxcơva năm 1960 thực tế không thống nhất được về tư tưởng, lí luận và chiến lược hoạt động của phong trào cộng sản quốc tế. Từ năm 1960 đến 1969 là thời kì đầy phức tạp của phong trào công nhân. Những bất đồng và mâu thuẫn trong nội bộ phong trào công nhân quốc tế, đặc biệt giữa Liên Xô và Trung Quốc (sau hai Hội nghị năm 1957 và 1960), không dịu đi mà ngày càng trầm trọng, công khai. Những cuộc tranh luận gay gắt và bất đồng giữa hai đảng này xoay quanh các vấn đề lí luận, đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế đã dân đến sư phân liệt thực sự của phong trào cộng sản thành hai phái. Hai đảng lớn, hai nước lớn tranh nhau vì vị trí trung tâm cách mạng, công kích lẫn nhau: đảng nào cũng muốn nắm độc quyền chân lí và tranh nhau vai trò lãnh đạo các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế. Sự phân liệt và sự tập hợp lực lựợng của hai đảng lớn này ngày càng trở nên ráo riết, công khai. Một số Đảng Cộng sản ở một số nước cũng bị chia rẽ về tổ chức thành hai đảng theo hai khuynh hướng nói trên.

Mâu thuẫn giữa hai Đảng Cộng sản Liên Xô và Trung Quốc đã nảy nở từ 1945, được dịu bớt đi vào những năm 50. Nhưng từ sau Hội nghị Matxcơva (1957), mối quan hệ giữa hai đảng trở nên xấu đi.

Mâu thuẫn Xô - Trung ngày càng căng thẳng, đã dẫn tới xung đột biên giới giữa Liên Xô và Trung Quốc vào tháng 4 và tháng 5-1962. Cuối tháng 2 và đầu tháng 3-1963, “Nhân dân nhật báo” Bắc Kinh công bố 4 bài báo chỉ trích Khơrutxốp. Ngày 15-6-1963, Đại sứ Trung Quốc ở Matxcơva trao cho cho lãnh đạo Liên Xô một bức thư 25 điểm nêu tất cả những vấn đề là Đảng Cộng sản Trung Quốc từ chối không nhân nhượng đối với Đảng Cộng sản Liên Xô. Trong bức thư có đoạn nói rằng: “Không có đảng cấp trên, không có quốc gia cấp trên trong phe xã hội chủ nghĩa”. Từ mâu thuẫn giữa hai đảng đã chuyển sang mâu thuẫn giữa hai nhà nước. Từ những bài báo luận chiến đã chuyển sang xung đột bằng vũ lực. Đỉnh điểm bất hòa giữa hai đảng là cuộc xung đột đổ máu giữa hai nước Xô - Trung mùa xuân 1969 và từ đó hai bên đã coi nhau như thù địch.

 

 

Theo "Lịch sử thế giới hiện đại", Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2009


Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website