Pê-ru (Peru)

 Cộng hoà Pê-ru (Republic of Peru)

Mã vùng điện thoại: 51           Tên miền Internet: .pe

  Quốc kỳ Cộng hòa Pê-ru

Vị trí địa lý: Ở phía tây lục địa Nam Mỹ, giáp Ê-cu-a-đo, Cô-lôm-bi-a, Bra-xin, Chi-lê và Thái Bình Dương. Pê-ru cùng với Bô-li-vi-a kiểm soát hồ Ti-ti-ca-ca, một hồ lớn có nhiều tàu bè qua lại.

Diện tích: 1.285.220 km2

Thủ đô: Li-ma (Lima)

Các thành phố lớn: Callao, Arequipa, Trujillo, Chiclayo, Cusco...

Khí hậu: Nhiệt đới ở miền Đông, sa mạc khô ở miền Tây. Nhiệt độ trung bình ở vùng ven biển: 20oC, vùng núi: 12oC, vùng A-ma-dôn: 24 - 27oC. Lượng mưa trung bình: 700 - 3.000 mm.

Địa hình: Đồng bằng ở ven biển phía tây, dãy Andes ở miền Trung, rừng rậm thuộc vùng đất trũng của lưu vực sông A-ma-dôn ở phía đông.

Tài nguyên thiên nhiên: Đồng, bạc, vàng, dầu mỏ, thiếc, sắt, than, phốt-phát, ka-li các-bon-nát, cá.

Dân số: 30.375.600 người (ước tính năm 2013)

Các dân tộc: Thổ dân da đỏ của Mỹ (45%), người Mestizo (37%), người da trắng (15%) và các dân tộc khác (3%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng Tây Ban Nha và tiếng Quechua; tiếng Aymara cũng được sử dụng.

Lịch sử: Trước khi người châu Âu đến đây, trên lãnh thổ Pê-ru là nền văn minh của người da đỏ. Năm 1532, Tây Ban Nha chiếm đóng Pê-ru làm thuộc địa. Năm 1821, Pê-ru tuyên bố độc lập, nhưng từ nửa đầu thế kỷ XX tư bản Mỹ đã nắm nhiều ngành kinh tế chủ chốt của nước này. Năm 1978, Pê-ru tiến hành bầu cử quốc hội lập hiến và soạn thảo hiến pháp mới.

Tôn giáo: Đạo Thiên chúa (90%), đạo Tin lành (5,5%)

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa.

Các khu vực hành chính: 24 tỉnh và 1 đặc khu*: Amazonas, Ancash, Apurimac, Arequipa, Ayacucho, Cajamarca, Cusco, Huancavelica, Huanuco, Ica, Junin, La Libertad, Lambayeque, Lima, Loreto, Madre de Dios, Moquegua, Pasco, Piura, Ouno, San Martin, Tacna, Tumbes, Ucayali, Callao*.

Hiến pháp: Thông qua ngày 31/12/1993.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước và Chính phủ: Tổng thống.

Bầu cử: Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội (120 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, các thẩm phán do Hội đồng Tư pháp nhà nước bổ nhiệm.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Tổ chức vì Pê-ru (UPP); Liên minh Nhân dân châu Mỹ cách mạng (APRA); Mặt trận Độc lập vì đạo đức (FIM); Đảng Hành động chung (AP); Đảng Thiên chúa giáo (PPC); Đảng Cải cách; Phong trào Nhân dân lao động (OBRAS); Cánh tả thống nhất (IU), v.v..

Kinh tế:

Tổng quan: Nền kinh tế Pê-ru phát triển theo hướng kinh tế thị trường. Đứng đầu thế giới về đánh bắt cá và chế biến bột cá. Là nước giàu tài nguyên thiên nhiên như kẽm, đồng, bạc, dầu mỏ, Pê-ru đứng thứ 2 về khai thác bạc và thứ 8 về kẽm. Khai khoáng và trồng trọt là hoạt động kinh tế quan trọng. Ngành du lịch thu hút nhiều du khách đem lại nguồn thu đáng kể.

Sản phẩm công nghiệp: Kim loại, dầu mỏ, hàng dệt, hàng may mặc, thực phẩm, xi măng, ô tô, thép, v.v..

Sản phẩm nông nghiệp: Cà phê, bông, mía, gạo, lúa mì, khoai tây, chuối, ca cao; gia cầm, thịt bò, các sản phẩm từ sữa, len; cá.

Đơn vị tiền tệ: Nuevo sol (S); 1 S = 100 centimo

Văn hóa: Văn hóa Pê-ru chủ yếu bắt nguồn từ truyền thống của người da đỏ và người Tây Ban Nha, tuy nhiên cũng chịu ảnh hưởng từ các dân tộc Á, Phi, và Âu. Truyền thống nghệ thuật của Pê-ru có nguồn gốc từ những đồ gốm, đồ dệt may, trang sức, và công trình điêu khắc của văn hóa tiền In-ca.

Văn chương Pê-ru bắt nguồn từ truyền thống truyền khẩu của các nền văn minh thời kỳ tiền Cô-lôm-bô. Người Tây Ban Nha đem đến chữ viết vào thế kỷ XVI; văn chương thuộc địa bao gồm các biên niên sử và văn chương tôn giáo. Âm nhạc Pê-ru có nguồn gốc Andes, Tây Ban Nha và châu Phi.

Giáo dục: Giáo dục được miễn phí và bắt buộc trong 11 năm. Khoảng 46% trẻ em được học trung học. Pêru có hơn 30 trường đại học, trong đó có Trường đại học Tổng hợp San Marcos ở Lima, một trong những trường lâu đời nhất ở Nam Mỹ.

Quốc khánh: 28-7 (1821)

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế APEC, ECLAC, FAO, G-77, IADB, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, IOC, ITU, OAS, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WTrO, v.v..

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 14/11/1999.

Danh lam thắng cảnh: Machu Piochu, hồ Titicaca, Thủ đô Lima, v.v..

Địa chỉ đại sứ quán

Đại sứ Việt Nam tại Chi-lê kiêm nhiệm Pê-ru

Địa chỉ: Flor de Azucenas, No. 50, Departamento 1403, Las Condes, Santiago, Chile

Điện thoại: 562-3566564

Email: sqvnchile@hotmail.com hoặc sqvnchile@yahoo.com

Đại sứ quán Pê-ru tại Thái Lan kiêm nhiệm Việt Nam

Địa chỉ: BANGKOK, Glas Haus Building, 16th Floor, 01 Soi Sukhumvit 25, Sukhumvit Road, Bangkok 10110

Điện thoại: +66-2-2606243/2606245/2606248

Fax: +66-2-2606244

E-mail: peru@peruthai.or.th

Website: http://www.peru.org.pe

Ban Tư liệu - Văn kiện (Nguồn: chinhphu.vn; mofa.gov.vn; wikipedia.org)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website