Đồng chí Tôn Đức Thắng

 

Họ và tên: Tôn Đức Thắng

Bí danh: Thoại Sơn

Ngày sinh: 20/8/1888

Ngày mất: 30/3/1980

Quê quán: xã Mỹ Hoà Hưng, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

Ngày vào đảng: 1930

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Từ 1906 - 1912: lên Sài Gòn, học Trường Kĩ nghệ Viễn Đông, làm công nhân Nhà máy Ba Son.

Từ 1912 - 1917: Tổ chức và lãnh đạo cuộc bãi công của học sinh Trường Bách nghệ và công nhân Nhà máy sửa chữa tàu thuỷ Ba Son. Sau đó sang Pháp làm thợ máy cho một đơn vị hải quân Pháp.

Năm 1919: Kéo cờ đỏ trên chiến hạm Phờrăngxơ để ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga, tham gia cuộc binh biến của chiến sĩ Pháp ở Hắc Hải.

Năm 1920: Về nước lập Công hội bí mật ở Sài Gòn. Đây là tổ chức Công hội đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam.

8/1925: Tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son. Cuộc đấu tranh này đã đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân từ “Tự phát” sang “Tự giác”.

Năm 1927: Tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Là Ủy viên Ban Chấp hành Kỳ bộ Nam kỳ và trực tiếp lãnh đạo phong trào công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn.  

Từ 1928: Bị địch bắt, bị đưa ra Côn Đảo với án tù 20 năm khổ sai. Lập chi bộ nhà tù lãnh đạo anh em trong tù đấu tranh, được Xứ uỷ Nam Kỳ thừa nhận là chi bộ đặc biệt và là đảng viên từ đó. Năm 1930 đã gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Côn Đảo.

Từ 1945: Ở Côn Đảo trở về Nam Bộ làm Uỷ viên Uỷ ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ phụ trách về vấn đề lương thực và vũ khí.

Từ 1946: Trúng cử là đại biểu Quốc hội và tham gia phái đoàn Quốc hội sang Pháp.

Từ 2/1951: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Việt Nam bầu đồng chí vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được bầu là Chủ tịch Mặt trận Liên Việt.

Từ 1946 - 1955: Đồng chí giữ cương vị Phó ban Thường trực Quốc hội, Quyền Trưởng ban (1948 - 1955) rồi Trưởng ban Thường trực Quốc hội (1955-1960), tương đương Chủ tịch Quốc hội sau này.

9/1960: Tại Đại hội Đảng lần thứ III được bầu làm Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

23/9/1969: Được bầu giữ chức Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Từ 12/1976 đến 1980: Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12/1976) của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương.

Đồng chí Tôn Đức Thắng qua đời ngày 30/3/1980 tại Hà Nội.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn một số quy định đối với lãnh đạo cơ quan báo chí

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 116-HD/BTGTW ngày 15/9/2023 về thực hiện một số điều trong Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 28/2/2023 của Ban Bí thư khóa XIII về trách nhiệm, quyền hạn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí.

Những trường hợp không được chi trả bảo hiểm cháy, nổ

(ĐCSVN) - Nghị định số 67/2023/NĐ-CP ngày 6/9/2023 của Chính phủ quy định rõ những trường hợp loại trừ không được chi trả bảo hiểm cháy, nổ.

4 loại giấy tờ cảnh sát giao thông được kiểm tra khi dừng ô tô

(ĐCSVN) - 4 loại giấy tờ cảnh sát giao thông được kiểm tra khi dừng ô tô được quy định tại khoản 2, Điều 12 của Thông tư 32/2023/TT-BCA ngày 01/8/2023 của Bộ Công an.

Chủ tịch, phó chủ tịch Hội giữ chức vụ không quá 2 nhiệm kỳ

(ĐCSVN) - Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quyết định 118-QĐ/TW về Quy chế tổ chức và hoạt động của hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương (sau đây gọi tắt là hội). Theo đó, có 30 hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương.

Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa ký ban hành Quy định 114-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.

Liên kết website